Các thành phần trong sơn PU:
- sơn lót: Polyurethan hai thành phần gốc dung môi, khô bằng chất đóng rắn Isocyanate
- Pu bóng (mờ): Pu 1k( polyisocyanate) , 2k (polyester polyols,MDI,...),NC,UV,....
- Cứng (chất đóng rắn) : Isocyanate
- xăng thơm: xăng pu, xăng nhật
- Màu ( chỉ dành cho sơn PU màu): gồm màu đậm đặt
Cách pha chế:
-pha sơn lót: (2 lót, 1 cứng, 5 xăng) quậy đều
-pha màu :(2 lót , 1 cứng, 5 xăng, màu đậm đặt) quậy đều ( pha màu đậm đặt rất ít)
-pha sơn Pu : (2 Pu. 1 cứng, 3 xăng ,) quậy đều
Quy trình sơn PU
Sơn PU viêt tắt từ Polyurethane
(PU) là một loại polymer có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Pu có
hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam. PU được dùng làm vecni
để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ.
Nói
chung, cần phải nhìn mẫu màu sơn đã cho cũng như chất liệu gỗ mà Bạn
định sử dụng thì mới có quyết định chính xác về qui trình sơn được. Đó
chính là điểm hơn nhau về kinh nghiệm của người quyết định qui trình
nhằm giảm đến mức tối thiểu chi phí sơn (bao gồm chi phí nhân công và
chi phí nguyên vật liệu và cả chi phí thời gian), nhưng vẫn đảm bảo chất
lượng sơn như yêu cầu.
Đầu tiên: sau
khi chà nhám đạt yêu cầu (nếu không chà nhám đạt yêu cầu sau này sẽ tốn
rất nhiều công sức và chi phí để sửa chữa mà có khi không đạt yêu cầu)
tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu có để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng, mà quyết
định phải bả bột hay không bả bột. Tuy nhiên phần lớn thì đối với hệ sơn
PU người ta đều sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt, vì việc thực hiện sơn vẫn
còn thớ gỗ khá khó khăn. Mẫu sơn vẫn còn thớ gỗ chủ yếu được thực hiện
với hệ sơn NC, vì lớp sơn của hệ này mỏng. Khi thực hiện bả bột,cũng cần
chú ý rằng trên mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không.
Nếu có thì bột bả phải là bột màu (thông thường là bột đen, có khi là
bột nâu). Việc thực hiện bước bả bột này là cần thiết nhằm lấp đầy các
tim gỗ cũng như các khuyết tật nhỏ trên bề mặt. Nếu không thực hiện bứoc
này sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám các khe hở này khi
sơn.
Bước 2:
Vì nền gỗ có điểm khác với kim loại là màu của nó luôn không đồng nhất ở
mọi điểm. nên cần phải có bước chỉnh sửa màu của nền gỗ, để màu tương
đối đồng nhất, để sản phẩm hoàn chỉnh sau này có màu đồng nhất (sơn
staun). Việc pha màu này như thế nào thì tôi không thể trình bày được vì
nó tùy thuộc vào mẫu màu cũng như loại gỗ mà Bạn định sử dụng. Việc này
đòi hỏi thợ có kinh nghiệm ( cũng cần lưu ý rằng loại gỗ của mẫu sơn đã
cho và loại gỗ của sản phẩm định thực hiện có giống nhau hay không. Có
nhiều trường hợp tuy có cùng loại cây nhưng do trồng trên các vùng đất
khác nhau nên có màu rất khác nhau. hoặc trên cùng một cây nhưng vùng
lõi sẽ có màu khác với vùng giác cây, nên việc thực hiện màu sẽ có sai
biệt). Với các loại gỗ nhân tạo thì chúng có màu khá đồng nhất, nhưng
trong một vài trường hợp người ta cũng thực hiện bước này trên toàn bộ
nền gỗ nhằm chỉnh sửa màu nền để dễ dàng thực hiện các bước sau. Với
loại sơn không thấy nền gỗ (sơn pigment) thì không cần bước này. tuy
nhiên với một vài loại gỗ có nền gỗ trên từng vùng quá khác biệt nhau
(xanh đen hoặc đen và trắng) thì khi sơn pigment trắng Bạn nên stain để
giảm thiểu bớt lớp sơn trắng sau này
Bước 3:
sơn lót lần 1 và lần 2 (siller). Đây là lớp sơn không màu, thông thường
được pha theo tỉ lệ 2:1 (2 PU với 1 cứng). Tỉ lệ này có thể gia giảm
hoặc thêm các phụ gia khác nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Trong
điều kiện thời tiết nóng, việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị
nổi tim hoặc tệ hơn là nổi bọt khí, sẽ mất nhiều công sửa chữa. Ở bước
này đã lấp gần hết các tim gỗ. Nếu tay nghề khá, với các loại gỗ có tim
gỗ nhỏ và đã thực hiện tốt bước bả bột trước đây, Bạn có thể chỉ cần 1
bước sơn lót để giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu, nhân công và cả thời
gian nữa
- Sau từng bứoc sơn lót 1 (siller) đều phải chà nhám chà nhám, trám trét các khuyết tật còn có
- Sau từng bứoc sơn lót 1 (siller) đều phải chà nhám chà nhám, trám trét các khuyết tật còn có
Bước 4:
sơn màu lần 1. Như đã nói ở trên, việc pha màu này do thợ sơn có kinh
nghiệm quyết định. Để tránh màu bị quá đậm hoặc không đồng đều, lần sơn 1
này chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu.
Bước 5:
sơn màu lần 2, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu. Lần sơn này, người thợ
sẽ sơn đậm hơn các chỗ còn thiếu màu. Ở bước này nên bố trí thợ có kinh
nghiệm hơn thợ sơn bước 1.
Bước 6:
Sơn lót lần 2 . Lớp sơn lót này chỉ cần vừa đủ mỏng để giữa lớp màu
không bị bong trót khi chà nhám, cũng như trám các khuyết tật còn sót
lại.Ở lần sơn lót này va sau khi chà nhám bề mặt phải đạt 100%, không
còn các khuyết tật
- Chà nhám đạt yêu cầu. Kiểm tra hoàn thiện các khuyết tật, nếu có lần cuối trước khi phun bóng.
- Chà nhám đạt yêu cầu. Kiểm tra hoàn thiện các khuyết tật, nếu có lần cuối trước khi phun bóng.
Bước
7: Phun bóng (top coat). Tùy theo mẫu sơn mà chọn độ bóng sơn thích
hợp. Có nhiều cấp độ bóng của sơn từ mờ nhất là cấp độ 10, lên 20,
30.... và bóng nhất là 90. Sơn bóng mơ 10, 20, cũng như loại rất bóng
80, 90 thường đắt hơn các loại ở giữa. Thường thì tỉ lệ pha này cũng là
2:1 (2 bóng với 1 cứng).Tỉ lệ này được gia giảm hoặc được pha thêm các
phụ gia khác tùy theo điều kiện thời tiết. Lưu ý rằng ngoài sự cố nổi
bọt như đối với lớp lót thì nếu trong buổi tối, sáng sớm, lúc trời có
nhiều sương mù, màng sơn bóng sẽ rất dễ bị mờ do bảo hòa hơi nước trên
bề mặt sơn, vì vậy cần pha thêm phụ gia để làm chậm tốc độ bay hơi. Đây
là lớp sơn hoàn thiện quyết định rất nhiều đến chất lượng lớp sơn, nên
cần thợ sơn có tay nghề khá hơn. Điều kiện phòng sơn cũng yêu cầu nghiêm
ngặt hơn, không có bụi bẩn, nhất là với các loại sơn có độ bóng cao.
Theo cơ sở mộc Thanh Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét