Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Tham luận là một hình thức văn
nghị luận dùng để nêu lên một quan điểm, luận chứng của người viết để cung cấp
các thông tin chuyên sâu về một lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội, đưa ra các yêu
cầu, kiến nghị, giải pháp để phân tích, bổ sung hay phản bác một vấn đề nào đó
và thường dùng trình bày trước một hội thảo hay hội nghị. Tham luận có thể được
trình bày dưới dạng báo cáo tham luận và thường dung lượng không quá dài so với
các báo cáo hay các bài nghị luận, chuyên khảo khác.
Hiểu một cách đơn giản, tham luận
là một bài viết để tham dự trong một hội nghị thảo luận về một chuyên đề gì đó.
Vì là ý kiến phát biểu (được trình bày qua một bài viết) nên bạn có thể đưa ra
thực trạng của vấn đề (ưu, khuyết điểm) để phản bác, giữ lại hay bỏ đi. Tiếp
theo là đưa ra những giải pháp/ý tưởng của mình trong việc giải quyết vấn đề,
phải nêu cho được càng nhiều ưu điểm càng tốt. Bên cạnh những giải pháp/ý tưởng
nêu lên, có dẫn chứng cụ thể thì rất tuyệt ... thế thôi!
Một bài tham luận hiệu quả phải thể hiện được các đặc điểm sau:
Tính thời sự: Tham luận là bài viết nêu lên một vấn đề trước hội
nghị để hội nghị thảo luận vì vậy trong tham luận luôn đặt ra những vấn đề cần
giải quyết hoặc cần nêu lên để hội nghị, hội thảo thấy được hiện trạng, vấn đề
đặt ra.
Tính tham khảo: Do tham luận dùng để nêu lên một chủ đề trong cuộc
họp, hội thảo nên nó phải đưa ra những thông tin có ích và có trọng tâm, không
giống như một báo cáo theo kiểu liệt kê, dàn trải mà tham luận phải có tính
chọn lọc và khái quát các vấn đề.
Tính phản biện: Vì tham luận nêu
lên quan điểm của người viết nên trong bài tham luận luôn có những ký kiến đồng
tình hay phản bác về một vấn đề nào đó, cách giải quyết hiện tại hay đồng tình
hoặc không đồng tình trước những ưu điểm, khuyết điểm nào đó.
Tính đề xuất: Trong bài tham luận, khi tham gia vào một vấn đề nào
đó, tác giả ngoài có ý kiến riêng của mình phải nêu được những đề xuất, giải
pháp, phương pháp để giải quyết những vấn đề mình đưa ra. Tham luận thường có
dẫn chứng cụ thể minh chứng cho thành công khi áp dụng những giải pháp đã đưa
ra nhằm thuyết phục người nghe.
Nói chung, những đặc điểm này
trong tham luận có thể không tách rời mà lồng ghép vào nhau, bổ sung lẫn nhau.
Như vậy, thông thường một bài tham luận gồm những phần sau:
I. Đặt vấn đề
Vị trí/ Vai trò/ Ý nghĩa/ Tầm
quan trọng của vấn đề được nêu ra
II. Thực trạng của vấn đề
Thuận lợi, khó khăn/ Ưu điểm, hạn
chế
Nguyên nhân của thực trạng
III. Giải pháp
Trình bày những giải pháp đã thực
hiện đem lại hiệu quả cao hoặc những ý tưởng sáng tạo có thể chưa thực hiện
nhưng thuyết phục được người nghe về tính hiệu quả của nó. Nên trình bày rõ
ràng từng giải pháp hoặc theo hệ thống nhóm giải pháp (kiểu một là, hai
là,...); không nên trình bày dàn trải, người nghe khó nắm bắt.
Có thể trình bày giải pháp đến
đâu, nêu dẫn chứng hiệu quả/kết quả đến đó hoặc chỉ trình bày giải pháp còn
phần kết quả sẽ chuyển sang mục sau.
IV. Kết quả
Những kết quả nổi bật đã đạt được
nhờ thực hiện các giải pháp nêu ở trên (minh chứng cho tính hiệu quả của giải
pháp).
V. Bài học kinh nghiệm
Từ những giải pháp đã thực hiện
đem lại hiệu quả, viết khái quát thành bài học kinh nghiệm để giải quyết vấn đề
đạt hiệu quả cao.
VI. Phương hướng thời gian tới
Để vấn đề tiếp tục được giải
quyết hiệu quả thì những việc cần tập trung làm trong thời gian tiếp theo (tính
phát triển).
VII. Kết luận vấn đề
-
Khẳng định tính cần thiết của vấn đề đặt ra, hiệu quả/
tính khả thi của các giải pháp nêu ra.
-
Đề xuất, kiến nghị (nếu có) để vấn đề nêu ra được quan
tâm, giải quyết hiệu quả hơn.
Các phần của một bài tham luận đã nêu ở trên các bạn nên hiểu linh hoạt, không nên máy móc. Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của mỗi vấn đề tham luận, thời gian khống chế cho bài phát biểu tham luận mà thêm hoặc bớt nội dung (nhưng nhớ là không được bớt phần giải pháp đâu nhé!) hoặc thay đổi thứ tự các phần cho phù hợp (có thể trình bày kết quả trước để gây ấn tượng rồi mới nêu các giải pháp đã thực hiện để đạt được kết quả đó,...).
Các phần của một bài tham luận đã nêu ở trên các bạn nên hiểu linh hoạt, không nên máy móc. Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của mỗi vấn đề tham luận, thời gian khống chế cho bài phát biểu tham luận mà thêm hoặc bớt nội dung (nhưng nhớ là không được bớt phần giải pháp đâu nhé!) hoặc thay đổi thứ tự các phần cho phù hợp (có thể trình bày kết quả trước để gây ấn tượng rồi mới nêu các giải pháp đã thực hiện để đạt được kết quả đó,...).
-
Dưới đây là một bài tham luận cụ thể, mời các bạn tham
khảo nhé. Chúc các bạn thành công!
VD.
THAM LUẬN
Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin ( CNTT) trong dạy học
ở trường PT DTNT THPT huyện Điện Biên
Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin ( CNTT) trong dạy học
ở trường PT DTNT THPT huyện Điện Biên
Trong Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo,
công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức
dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học; được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục và Đào tạo, trường phổ thông PT DTNT THPT huyện Điện Biên đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT và bước đầu thu được một số kết quả nhất định.
Thay mặt BGH nhà trường, tôi xin trình bày tham luận về “Các giải pháp ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường PT DTNT THPT huyện Điện Biên”.
I. THỰC TRẠNG
Là một trường chuyên biệt, bắt đầu từ năm học 2009-2010, khi được nâng cấp lên
THPT nhà trường có 08 lớp với 250 học sinh. Trong đó gần 100% học sinh là con
em các dân tộc thiểu số thuộc các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của
huyện Điện Biên. Chính vì thế mà điều kiện được tiếp xúc với CNTT của đa số các
em học sinh là rất hạn chế.
Đội ngũ giáo viên: Đa số là giáo viên trẻ mới ra trường hoặc từ nơi khác chuyển về; nhiều giáo viên trình độ Tin học, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ còn hạn chế.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy tin học và ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế: Thiếu các phòng học chức năng; số máy tính phục vụ cho học tin học của học sinh còn ít (chỉ có 01 phòng với 15 máy tính).
II. GIẢI PHÁP
Thực hiện hướng dẫn của Sở, căn
cứ vào đặc điểm năm học và tình hình thực tế của đơn vị, nhà trường đã xây dựng
kế hoạch dạy, học và ứng dụng CNTT giai đoạn 2011- 2015 với ý thức sâu sắc rằng
CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực và hữu hiệu cho các hoạt động giáo dục. Trong đó
xác định mục tiêu đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
là: Nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một
môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, khắc phục tình trạng “thầy đọc,
trò chép”, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri
thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
Để thực hiện được mục tiêu đó, trong hệ thống các giải pháp, nhà trường chú trọng một số giải pháp sau:
1. Công tác bồi dưỡng giáo viên
Xác định Con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công
trong việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy. Do đó, nhà trường đặc
biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc biệt là các kỹ
năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên. Để hiểu rõ trình độ và kỹ năng Tin
học của đội ngũ, ngoài việc tìm hiểu hồ sơ giáo viên, nhà trường đã tiến hành khảo
sát thực tế. Kết quả cho thấy 100% giáo viên có chứng chỉ Tin học từ A trở lên
nhưng trong đó kỹ năng sử dụng máy tính của một số giáo viên còn hạn chế, nhiều
giáo viên chưa biết soạn bài bằng powerpoint.
Xuất phát từ thực tế đó, nhà trường đã tiến hành bồi dưỡng bằng các giải pháp cụ thể:
1.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ
giáo viên
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo
viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi
mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ,
ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn
tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai
các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức.
Phát động sâu rộng thành phong
trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng CNTT đối với mỗi giáo viên để
chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT
trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học.
1.2 Nâng cao trình độ Tin học cho
đội ngũ
Tạo điều kiện cho giáo viên học
tập nâng cao trình độ Tin học (02 giáo viên Tin học của trường được tạo điều
kiện về thời gian để tham gia học nâng cao trình độ từ Cao đẳng lên Đại học
CNTT);
Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo
viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành tổ chức.
1.3 Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng
CNTT
Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy
hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính
và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo.
Nhận thức được điều đó, nhà trường rất chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng
CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động, như:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin học
với giảng viên là giáo viên CNTT và những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin học
của trường, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những
kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như lấy
thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách
chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu,
máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra,...
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng
CNTT trong giảng dạy.
- Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng
CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát cho giáo viên
để trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn hoặc chuyển lên hòm thư điện tử dùng
chung của nhà trường (bằng cách làm này nhà trường đã có nhiều tài liệu hay, dễ
thực hành cho giáo viên sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án
powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử
e- Learning,...)
- Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ,
luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà
trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học
hỏi chuyên môn tích cực.
- Tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. Bởi vì khi
tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản phẩm cũng đòi hỏi người tham gia
cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, chất xám và cả việc
phải học hỏi ở những người giỏi hơn. Như vậy, vô hình chung cả việc rèn kỹ
năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh.
Để làm được điều đó, Ban giám hiệu đặc biệt là phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi- cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì. Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển.
2. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
Để làm được điều đó, Ban giám hiệu đặc biệt là phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi- cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì. Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển.
2. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự tích cực tham mưu của nhà
trường, đến nay tình trạng cơ sở vật chất về tin học và công nghệ thông tin của
nhà trường đã được cải thiện đáng kể.
Số máy tính phục vụ cho văn phòng BGH, phòng chuyên môn, giáo viên, kế
toán, thư viện là 08 máy; phục vụ cho dạy học là 17 máy. Trong đó có 11 máy
tính nối mạng Internet. Nhà trường có 03 máy chiếu projector, 06 máy in, 02 máy
photo, 01 máy quay phim và một số phương tiện khác (bằng nguồn ngân sách, quà
tặng và dự án Việt Bỉ tài trợ).
- Nhà trường luôn cố gắng bố trí
sắp xếp khoa học để khai thác hiệu quả và sử dụng tối đa số trang thiết bị hiện
có.
+ Bố trí thời khóa biểu lệch ca,
lệch tiết để 8 lớp đều được học tin học.
+ Bố trí các phòng làm việc của
BGH, phòng chờ của giáo viên, phòng thư viện đều có kết nối Internet để cán bộ,
giáo viên được truy cập Internet thường xuyên;
+ Các máy chiếu đều được lắp đặt
cố định trên lớp học, tiện cho giáo viên sử dụng;
+ Hoàn thành kết nối Internet tốc
độ cao;
+ Khuyến khích cán bộ giáo viên
trong nhà trường kết nối Internet theo chương trình khuyến mại dành riêng cho
ngành giáo dục;
- Song song với việc khai thác sử
dụng, nhà trường luôn chú trọng khâu quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị
như: giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận, thường xuyên bảo dưỡng, quan tâm
bồi dưỡng kiến thức cho người sử dụng với phương châm “ giữ tốt- dùng bền” nhằm
khai thác tối đa, có hiệu quả trang thiết bị được cung cấp.
3. Các hoạt động ứng dụng
CNTT trong dạy học
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT
nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực học tập
của học sinh, giáo viên tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì chỉ được học
trong môn Tin học. Mỗi giáo viên dạy trung bình ít nhất 1 tiết có ứng dụng
CNTT/ tháng, hàng tháng cán bộ phụ trách thiết bị báo cáo tổng hợp số tiết dạy
học có ứng dụng CNTT của mỗi giáo viên. Chuyên môn nhà trường chú trọng dự giờ
thăm lớp, rút kinh nghiệm và tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về cách ứng dụng
CNTT một cách chọn lọc, phù hợp với đối tượng, nhằm phát huy có hiệu quả
tác dụng của phương tiện, tránh lạm dụng quá mức.
Các hình thức sử dụng hiệu quả được nhiều giáo viên sử dụng là: Dạy trình chiếu với cách thiết kế các sile về hình thức gần giống với bảng truyền thống (màu sắc, cách chia bảng, cách trình bày đầu bài, đề mục,...); sử dụng máy chiếu như là phương tiện hỗ trợ cung cấp kênh hình với nhiều hình ảnh sinh động, âm thanh, video mà không phải mang vác nhiều tranh ảnh, bảng phụ, máy móc thiết bị khác; CNTT với nhiều phần mềm tiện ích là công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV trong công tác soạn bài, quản lý điểm, đánh giá xếp loại học sinh… được tiện lợi và nhanh chóng.
Các hình thức sử dụng hiệu quả được nhiều giáo viên sử dụng là: Dạy trình chiếu với cách thiết kế các sile về hình thức gần giống với bảng truyền thống (màu sắc, cách chia bảng, cách trình bày đầu bài, đề mục,...); sử dụng máy chiếu như là phương tiện hỗ trợ cung cấp kênh hình với nhiều hình ảnh sinh động, âm thanh, video mà không phải mang vác nhiều tranh ảnh, bảng phụ, máy móc thiết bị khác; CNTT với nhiều phần mềm tiện ích là công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV trong công tác soạn bài, quản lý điểm, đánh giá xếp loại học sinh… được tiện lợi và nhanh chóng.
- Tham gia lập và sử dụng “nguồn
học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo trên website của Bộ, Sở và
các trường bạn, tài nguyên dùng chung trên website của trường.
- Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên
trên mạng Internet phục vụ công tác quản lý và giảng dạy của CBGV thông qua bồi
dưỡng, tập huấn, cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết với trang web của trường.
- Tăng cường việc khai thác sử
dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích, hiệu quả trong trao đổi cập nhật thông
tin. Yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên lập và đăng ký một địa chỉ mail cố định với
nhà trường.
- Trường đã mở 02 lớp tập huấn sử
dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng và kỹ thuật thiết kế bài giảng e-Learning cho
18 cán bộ giáo viên, đồng thời thường xuyên giới thiệu các phần mềm hỗ trợ soạn
giảng trong mục “tài nguyên” tại trang web của trường.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch
tham gia cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning” do Sở tổ chức.
Để việc tham gia có chất lượng, nhà trường lên kế hoạch cụ thể từ khâu chọn cử
giáo viên, tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, động viên tạo điều kiện về
cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên dự thi.
- Xây dựng và triển khai kế
hoạch tham gia thi giờ dạy có ứng dụng CNTT lần thứ nhất do Sở tổ chức;
- Tổ chức nhiều hình thức dạy tin
học cho học sinh như dạy chính khóa ở các lớp THPT, dạy học tự chọn ở tất
cả các lớp THCS.
- Đoàn thanh niên còn sử dụng máy
chiếu để tổ chức chiếu phim cho học sinh vào các tối thứ 7 hàng tuần.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Cái được đầu tiên phải kể đến đó
chính là giáo viên đã có sự chuyển đổi về nhận thức, từ quy định (mang tính áp
đặt) lúc ban đầu sang tâm thế thích thú với bài giảng ứng dụng CNTT. Từ yêu
thích đến chủ động học hỏi cho nên kỹ năng soạn giảng các tiết có ứng dụng CNTT
của giáo viên không ngừng được nâng lên, chất lượng bài dạy cũng tốt hơn, hấp
dẫn với học sinh hơn.
- Hiện nay, 100% giáo viên nhà trường có chứng chỉ Tin học văn phòng từ trình độ A trở lên và đều soạn bài bằng máy vi tính; 17/23 giáo viên biết sử dụng kỹ thuật trình chiếu hỗ trợ giảng dạy, sử dụng các phần mềm dạy học bộ môn, các tư liệu điện tử,...
- Hiện nay, 100% giáo viên nhà trường có chứng chỉ Tin học văn phòng từ trình độ A trở lên và đều soạn bài bằng máy vi tính; 17/23 giáo viên biết sử dụng kỹ thuật trình chiếu hỗ trợ giảng dạy, sử dụng các phần mềm dạy học bộ môn, các tư liệu điện tử,...
- Tổng số tiết ứng dụng CNTT
trong học kì I là 165 tiết/ 17 giáo viên;
- Thành lập được thư viện đề thi
với tất cả các môn;
- Trường xây dựng trang web riêng
tại địa chỉ dtnthdb.edu.vn; 100% cán bộ giáo viên biết khai thác thông tin
trên website của ngành.
- Trường đạt giải Nhất toàn đoàn
trong cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử e- Learning cấp tỉnh lần thứ Nhất với
01 giải Nhất, 01 giải Nhì và 01 giải Khuyến khích. Nhà trường tiếp tục chọn cử
03 CBGV tham gia gửi bài dự thi ở cấp Bộ, kết quả 02 CBGV đạt giải (trong tổng
số 3 giải của toàn tỉnh), 01 GV được nhận quà tặng của Ban tổ chức, góp phần
đưa đoàn Điện Biên xếp thứ 7 trong tổng số 27 tỉnh thành cả nước tham dự cuộc
thi.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG THỜI
GIAN TỚI
Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình
độ tin học và kỹ năng ứng dụng CNTT cho toàn thể giáo viên.
Tham mưu đầu tư mua sắm thêm máy tính để có 02 phòng học Tin học cho học sinh.
Hoàn thiện và nộp các sản phẩm tham gia cuộc thi thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e- Learning cấp tỉnh lần thứ II.
Tham mưu đầu tư mua sắm thêm máy tính để có 02 phòng học Tin học cho học sinh.
Hoàn thiện và nộp các sản phẩm tham gia cuộc thi thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e- Learning cấp tỉnh lần thứ II.
Tổ chức thi giảng dạy có ứng dụng
CNTT cấp trường và chọn cử giáo viên dự thi cấp tỉnh lần thứ Nhất.
Tăng cường việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy: sử dụng các phần mềm do Bộ Giáo
dục và Đào tạo cung cấp, soạn giảng bài giảng điện tử, khai thác và sử dụng có
hiệu quả tài nguyên trên internet,…
Phát huy hiệu quả của thông tin
liên lạc qua email, mạng internet.
Tổ chức hội thảo chuyên đề cấp
trường về ứng dụng CNTT trong dạy học.
V. KẾT LUẬN
Vạn sự khởi đầu nan, ứng dụng
CNTT vào giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với giáo viên, nhưng qua một
thời gian không dài, chủ trương này đã cho thấy hiệu quả tích cực khi CNTT mang
lại cho cả thầy và trò không gian mới nhiều hứng thú trong lớp học. Với sự hỗ
trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên
có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi
thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với học sinh mà còn giúp cả người dạy và người
học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết của
mình.
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học
góp phần đổi mới phương pháp dạy học là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi
hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo
viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu
quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo sâu sát
của ngành, sự vào cuộc thực sự của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nhiệt tình,
nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên.
Trên đây là báo cáo tham luận về
“Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” của trường Phổ thông
Dân tộc nội trú THPT huyện Điện Biên; là một đơn vị có quy mô nhỏ, mới trực
thuộc Sở trong thời gian ngắn, thành tích và kinh nghiệm chưa nhiều, báo cáo
không tránh khỏi có phần thiếu sót, phiến diện; nhà trường rất mong nhận được
sự quan tâm góp ý của các đơn vị bạn, sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo,
đặc biệt là Phòng CNTT & NCKH để nhà trường phát huy ưu điểm, khắc phục tồn
tại, hạn chế, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2010 - 2011./.
Theo Tác giả bài viết: Trần Tố Uyên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét