3 thg 4, 2014

Tập Cận Bình và chống tham nhũng ở TQ

“Chống tham nhũng là khởi đầu của giấc mơ Trung Hoa,” một người viết trên mạng xã hội Weibo.
- Sau nhiều lần cảnh báo rằng tình trạng tham nhũng tràn lan đe dọa làm cho Đảng Cộng sản sụp đổ, ông Tập đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng mà ông hứa sẽ bắt giữ các quan chức ở mọi cấp bậc trong Đảng, trong đó cả ‘hổ và ruồi’.
- Nhưng cho đến nay, chỉ có mỗi một con ‘hổ’ là cựu ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai (cựu giám đốc công an của ông là Vương Lập Quân, ông Chu đỡ đầu) phải ra trước vành móng ngựa.
- Tưởng Khiết Mẫn (Tưởng Khiết Mẫn leo được vào hàng ngũ lãnh đạo các tập đoàn dầu mỏ nhà nước lắm tiền) có thể sẽ được biết nếu như ông Chu Vĩnh Khang, người đỡ đầu cho ông ta, cũng bị đưa ra tòa về tội tham nhũng. Là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chu Vĩnh Khang chấm dứt sự nghiệp trị khi nằm chót vót trên đỉnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (là người đứng đầu bộ máy an ninh của Trung Quốc. Ông kiểm soát toàn bộ hệ thống công an, tòa án, công tố và tình báo). Cũng giống như các lãnh đạo khác đã lui về nghỉ, ông Chu nhiều khả năng vẫn còn nắm rất nhiều ảnh hưởng trong hậu trường. (17 tháng 5, 2012 đã có chuyện kêu gọi Hồ Cẩm Đào cách chức Chu Vĩnh Khang).
- Dương Cương, người hiện đang là phó giám đốc một ủy ban kinh tế của nhà nước, bị điều tra về "các vi phạm pháp luật và kỷ luật nghiêm trọng" - là quan chức cao cấp thứ 17 bị điều tra kể từ cuộc chuyển giao quyền lực lãnh đạo tại Trung Quốc hồi tháng 11/2012.
- 31 tháng 3, 2014 - Ông Chu hiện đang là tâm điểm của vụ việc tham nhũng lớn nhất ở Trung Quốc trong hơn 60 năm qua. Hai nguồn tin thân cận với cuộc điều tra nói với Reuters rằng hơn 300 họ hàng, đồng minh chính trị hoặc người được ông Chu bảo trợ đã bị bắt giam hoặc tra hỏi trong vòng bốn tháng qua (tịch thu 14,5 tỷ USD). Hơn 10 người thân cận với ông Chu đã bị bắt giam, trong đó có cựu phóng viên truyền hình Giả Hiểu Diệp, người từng là vợ của ông, con trai lớn của ông với người vợ đầu Chu Bân, thông gia và em trai ông Chu. Khoảng 10 người có chức vụ tương đương với thứ trưởng cũng đang bị điều tra. Trong số này có ông Tưởng Khiết Mẫn, cựu chủ tịch của PetroChina và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc CNPC, cựu Thứ trưởng Công an Lý Đông Sinh và cựu phó Chủ tịch tỉnh Hải Nam Ký Văn Lâm. Ngoài ra, hơn 20 vệ sỹ, thư ký và tài xế của ông Chu cũng bị bắt. Nhiều người thân và người thân cận khác của ông Chu cũng bị thẩm vấn.
- 1 tháng 4, 2014: Nguyên phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, là quan chức quân đội cấp cao nhất bị tòa án binh xử kể từ năm 2006. Tạp chí chuyên về điều tra Tài Tân có bài viết về phong cách sống xa hoa của Tướng Cốc, nói ông sở hữu vài ngôi nhà, trong đó có một nhà ở tỉnh Hà Nam phỏng theo phong cách hoàng cung xưa với nhiều tác phẩm nghệ thuật hay tượng bằng vàng. Cấp trên của Tướng Cốc là Từ Tài Hậu, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cũng bị bắt giữ và đang trong quá trình điều tra (Cốc Tuấn Sơn và Từ Tài Hậu quen biết nhau từ thời công tác tại đại quân khu Tế Nam năm 1996). Cuối năm 2011, Thượng tướng Lưu Nguyên, chính ủy Tổng cục Hậu cần, từng đề nghị điều tra Cốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng hai lần yêu cầu cơ quan kiểm tra kỷ luật của quân đội cách chức viên tướng này. Cốc Tuấn Sơn đã chi 3,5 triệu euro (hơn 100 tỷ đồng) để "chạy" từ hàm đại tá lên thiếu tướng. Thanh tra đại quân khu (Tế Nam là một địa bàn quan trọng để thu thập bằng chứng tham nhũng của Từ Tài Hậu) này cũng nhằm bóc trần gốc rễ các thủ đoạn tham nhũng thông qua nạn mua quan bán chức trong quân đội.
Thu thập Internet.