10 thg 7, 2014

Tiêu chuẩn về Kỹ sư, chính và cao cấp (Số: 11/2006/QĐ-BNV của Bộ Nội Vụ)


KỸ SƯ
1. Chức trách:

Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ công nghệ có độ phức tạp mức trung bình (nhiệm vụ công nghệ cấp cơ sở) trong các đơn vị và tổ chức diễn ra hoạt động triển khai và nghiên cứu phát triển công nghệ.
Nhiệm vụ cụ thể:
a) Xây dựng, thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao nhằm bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của quá trình ứng dụng, triển khai và nghiên cứu phát triển công nghệ (ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới).
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý quy trình công nghệ trong phạm vi được giao (đảm bảo thiết kế, quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động, chất lượng sản phẩm...).
c) Tham gia hoặc chủ trì thực hiện các đề tài nghiên cứu và phát triển công nghệ, lựa chọn, đề xuất các giải pháp công nghệ, cải tiến kỹ thuật nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống.
d) Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, thẩm định thiết kế kỹ thuật, xây dựng quy trình công nghệ, chỉ đạo thi công, triển khai kế hoạch sản xuất.
đ) Tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn tài liệu, bài giảng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân và kỹ thuật viên thuộc chuyên ngành kỹ thuật đảm nhiệm.
e) Phát hiện, đề nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ đối với các hoạt động kỹ thuật trái với các quy định, quy phạm kỹ thuật hiện hành và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.
2. Hiểu biết:
a) Nắm được đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ của ngành và đơn vị.
b) Nắm được tình hình kinh tế - xã hội nói chung và những thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và trên thế giới liên quan đến ngành và đơn vị.
c) Nắm chắc nội dung, nghiệp vụ quản lý và phương pháp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại đơn vị. Nắm chắc các đối tượng tác động của khoa học và công nghệ trong phạm vi hoạt động, các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Yêu cầu trình độ:
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật tương ứng, đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian thử việc.
b) Sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ B trong hoạt động chuyên môn.
c) Sử dụng thành thạo máy vi tính và các máy móc, thiết bị chuyên dụng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.
KỸ SƯ CHÍNH
1. Chức trách:
Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực hiện hoặc chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công nghệ có độ phức tạp trung bình đến độ phức tạp cao (nhiệm vụ công nghệ cấp cơ sở, hoặc một phần nhiệm vụ công nghệ cấp Bộ, ngành) trong các đơn vị và tổ chức diễn ra hoạt động triển khai và nghiên cứu phát triển công nghệ.
Nhiệm vụ cụ thể:
a) Xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao nhằm bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của quá trình phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ.
b) Chủ trì các đề án thiết kế cấp cơ sở, xây dựng các đề án đổi mới công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất, điều hành hoạt động các dây chuyền công nghệ chính của đơn vị.
c) Thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện công tác quản lý công nghệ trong phạm vi được giao (chỉ đạo và giám định công tác thiết kế, xây dựng giải pháp công nghệ, quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn lao động, chất lượng sản phẩm...). Tham gia biên soạn và nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của đơn vị và của ngành.
d) Tổng kết, phân tích, đánh giá mức độ hoàn thiện và hiệu quả của các giải pháp công nghệ trong phạm vi được giao. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện cho phù họp.
đ) Tổ chức chỉ đạo thực hiện các đề tài, dự án phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ có ảnh hưởng đến sự phát triển công nghệ của đơn vị và của ngành. Đề xuất các giải pháp công nghệ, hoàn thiện cơ sở sản xuất, ứng dụng trực tiếp công nghệ tiên tiến trong nước và nhập khẩu nhằm tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
e) Chủ trì xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho công nhân và kỹ thuật viên của đơn vị và của ngành.
g) Tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho kỹ sư thuộc chuyên ngành kỹ thuật đảm nhiệm. Tham gia biên soạn bài giảng, biên tập tài liệu về khoa học và công nghệ có liên quan phục vụ cho công tác này.
h) Phát hiện, đề nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ các hoạt động kỹ thuật trái với các quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.
2. Hiểu biết:
a) Nắm chắc đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ của ngành và đơn vị.
b) Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao và kiến thức cơ sở về một chuyên ngành liên quan.
c) Am hiểu tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành và của đơn vị.
d) Nắm chắc những thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và trên thế giới liên quan đến chuyên ngành và đơn vị.
đ) Có kiến thức về kinh tế, hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ chuyên ngành; nắm vững phương pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao và các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động.
e) Có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và tập hợp để thực hiện nhiệm vụ. Có phương pháp xử lý kịp thời các phát sinh và biết tổng kết thực tiễn.
g) Có khả năng kết nối các nhà nghiên cứu và giới sản xuất kinh doanh.
3. Yêu cầu trình độ:
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
b) Có thời gian công tác ở ngạch kỹ sư tối thiểu là 9 năm.
c) Hoàn thành lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế - kỹ thuật chương trình đối với ngạch kỹ sư chính.
d) Đã chủ trì hoặc tham gia ít nhất một đề án sáng tạo, phát triển công nghệ hay công trình nghiên cứu cấp Bộ được Hội đồng Khoa học ngành thừa nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả.
đ) Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ C trong hoạt động chuyên môn.
e) Sử dụng thành thạo máy vi tính, các phần mềm tin học ứng dụng và các máy móc, thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.
KỸ SƯ CAO CẤP
1. Chức trách:
Là viên chức chuyên môn kỹ thuật, chịu trách nhiệm thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ công nghệ có độ phức tạp cao (nhiệm vụ công nghệ cấp Bộ, ngành và Nhà nước), những vấn đề kinh tế - kỹ thuật tổng hợp liên quan đến nhiều chuyên ngành kỹ thuật của ngành kinh tế kỹ thuật đảm nhiệm.
Nhiệm vụ cụ thể:
a) Tham gia hoặc chủ trì chỉ đạo xây dựng và đề ra các giải pháp thực hiện chiến lược, kế hoạch nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cấp Bộ, ngành, địa phương.
b) Tham gia hoặc chủ trì chỉ đạo xây dựng các phương án công nghệ, luận chứng kinh tế - kỹ thuật của những công trình kinh tế - kỹ thuật trọng yếu cấp Bộ, ngành. Tổ chức chỉ đạo việc triển khai thực hiện các phương án, đảm bảo cho các công trình, dự án được hoàn thành đúng tiến độ, an toàn, có chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
c) Tham gia hoặc chủ trì tổ chức xét duyệt các phương án công nghệ, luận chứng kinh tế - kỹ thuật của công trình thuộc chuyên ngành kỹ thuật. Tham gia hoặc chủ trì đánh giá, thẩm định và giám định các sáng kiến và kết quả các đề tài nghiên cứu phát triển công nghệ, và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống.
d) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển công nghệ thuộc các chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ trọng điểm của Nhà nước hoặc của Bộ, ngành và địa phương.
đ) Khai thác, lựa chọn ứng dụng trực tiếp các công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ nước ngoài, áp dụng nhanh các thành tựu kỹ thuật hiện đại tạo ra bước nhẩy vọt trong kỹ thuật và cơ cấu tổ chức sản xuất. Hợp tác với các đối tác trong nước và nước ngoài thực hiện các đề án lớn, các công trình trọng điểm quốc gia.
e) Tham gia hoặc chủ trì chuẩn bị nội dung tổng kết rút kinh nghiệm về quản lý và các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ trong Bộ, ngành địa phương; đề xuất bổ sung các chủ trương, giải pháp cho phù hợp.
g) Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong ngành. Biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho kỹ sư, kỹ sư chính về chuyên ngành kỹ thuật đảm nhiệm.
h) Phát hiện, điều chỉnh hoặc đình chỉ các hoạt động kỹ thuật, triển khai công nghệ trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.
2. Hiểu biết:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ nói chung, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ của ngành.
b) Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp nhiệm vụ đảm nhiệm và những kiến thức cơ bản của một số chuyên ngành kỹ thuật liên quan.
c) Có kiến thức kinh tế và am hiểu cơ chế quản lý kinh tế. Có hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm về hoạt động phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi ngành kinh tế - kỹ thuật đảm nhiệm.
d) Am hiểu rộng tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của thế giới, tình hình sản xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành.
đ) Nắm chắc và kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong và ngoài nước.
e) Có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo và phương pháp xử lý các vấn đề kinh tế - kỹ thuật phức tạp liên quan đến chuyên ngành đảm nhiệm. Có khả năng tập hợp các nhà nghiên cứu có năng lực, tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ và tổng kết thực tiễn.
g) Có khả năng kết nối các nhà nghiên cứu và giới sản xuất kinh doanh.
3. Yêu cầu trình độ:
a) Đạt yêu cầu trình độ của ngạch kỹ sư chính và có thời gian ở ngạch kỹ sư chính tối thiểu là 6 năm.
b) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng sau đại học thuộc chuyên ngành kỹ thuật liên quan.
c) Hoàn thành lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế - kỹ thuật chương trình đối với ngạch kỹ sư cao cấp.
d) Chủ trì 1 đề án, công trình trọng điểm quốc gia hoặc công trình nghiên cứu cấp Nhà nước đã được nghiệm thu và đưa vào áp dụng có hiệu quả.
đ) Sử dụng được 2 ngoại ngữ thông dụng trong hoạt động chuyên môn. Trong đó, ngoại ngữ thứ nhất đạt trình độ C, ngoại ngữ thứ hai đạt trình độ B.
e) Sử dụng thành thạo máy vi tính, các phần mềm tin học ứng dụng và các máy móc, thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn./.

2 thg 7, 2014

Chọn năm xây nhà theo Phong Thủy



Thông tin gia chủ cung cấp:
  • Năm sinh dương lịch: 1963
  • Năm sinh âm lịch: Quý Mão
  • Năm dự kiến khởi công: 2020 - Canh Tí
Việc chọn thời điểm xây nhà là vô cùng quan trọng. Khi đã chọn được vị trí tốt để xây nhà, thiết kế hướng và các yếu tố trong ngôi nhà phù hợp, thì công việc còn lại là xác định thời điểm xây nhà, tức là xác định yếu tố "Thiên Thời". Nếu việc lựa chọn thời điểm xây dựng, tức ngày, giờ, tháng năm tốt sẽ khiến cho Phong Thuỷ nhà ở đã tốt càng tốt hơn gấp bội, gia chủ sẽ nhanh chóng thịnh vượng, tài vận hanh thông. Ngược lại, việc chọn ngày, giờ, tháng năm xây nhà không tốt, nhất là vi phạm các cấm kỵ Phong Thuỷ thì làm giảm sự tốt đẹp của Phong Thuỷ ngôi nhà, gây suy bại và nhiều điều xấu cho gia đình.
Phân tích các yếu tố Tam Tai, Kim Lâu, Hoàng Ốc:
Tam tai: Gia chủ tuổi Quý Mão, cần tránh các năm tam tai: Tỵ, Ngọ, Mùi. Năm dự kiến xây nhà là năm 2020 tức năm Canh Tí, như vậy sẽ vào không phạm tam tai.
Kim lâu: Năm 2020, gia chủ 58 tuổi (tuổi âm), nếu năm đó tiến hành xây nhà sẽ không phạm kim lâu .
Hoàng ốc: Năm 2020, gia chủ 58 tuổi (tuổi âm), nếu năm đó tiến hành xây nhà sẽ vào không phạm hoàng ốc vì có hoàng ốc nơi vào KiếtTốt.
Nếu cả ba yếu tố trên đều không bị phạm là tốt nhất, còn nếu phạm Tam Tai mà không phạm Kim Lâu, Hoàng Ốc thì cũng có thể chấp nhận được. Phạm vào Kim Lâu hoặc Hoàng Ốc thì tuyệt đối không nên tiến hành xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mà nên đợi năm khác, hoặc tiến hành thủ tục mượn tuổi.
Trường hợp này, năm xây nhà là năm 2020, tức năm Canh Tí, Có thể tiến hành xây dựng, sửa chữa nhà cửa. Năm tốt nhất không phạm vào Hoàng Ốc, Tam Tai, Kim Lâu là 2020, 2021, 2023, 2029, 2030, 2032, 2041, 2047, 2048, 2056, 2057, 2059, 2065, 2066, 2068.
Quy trình khấn lễ động thổ:
  • Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã...
  • Sau khi làm lễ gia chủ (hoặc người được mượn tuổi nếu có) là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào.
  • Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

Mẫu nhà 2 đẹp.







Mẫu nhà đẹp.







Tổng thể kiến trúc ngôi nhà

Ảnh hiện trạng lịch sử.