31 thg 7, 2011

Hướng dẫn đi Hải Phòng - Đồ Sơn - Cát Bà

Đi Bắc Ninh để làm Bảo hiểm Bảo Minh
1/ Đi theo đường 18 Nội Bài về Bắc Ninh.
- Khi gặp đường 1A mới, đi thẳng lên cầu vượt, rẽ trái theo đường xuyến để đi Lạng Sơn.
- Khi gặp đường 18 đi Phả Lại (rẽ trái) - đoạn này khoảng 4 km; ta rẽ phải quay lại trung tâm TP Bắc Ninh đến đường 1A cũ - khoảng 3 km - thì rẽ Trái vào đường Ngô Gia Tự để vào Doanh Nghiệp Tiến Yến (ô tô) lấy chữ ký (2 tờ thông báo nhận bồi thường) và ủy nhiệm (giấy giới thiệu) lĩnh tiền.

Đi Đồ Sơn - Hải Phòng (vào nhà nghỉ QK1)
2/ Đi Hải phòng: theo đường 18, thị trấn Phố Mới, đi qua cầu Phả Lại đến Sao đỏ. Một đường khác gần hơn: khi qua Hồ Mật Sơn (bên phải) gặp ngã 4 rẽ phải đi Nam Sách luôn. Cầu vượt Đại Phúc BN - TT Sao Đỏ là 35 km.
3/ Đi theo đường 183 từ Sao đỏ qua cầu sông Kinh Thầy (cầu Bình) đến ngã 3 Nam Sách. Tại đây ta rẽ trái theo QL 183 mới, mà không vào thị trấn Nam Sách để qua QL183B, để đến ngã 3 Ga Tiền Trung (đường sắt). Đoạn này 23m5 km. Chú ý đi qua cầu vượt, rẽ trái để đi Hải Phòng theo đường 5 (AH14).
4/ Qua cầu Lai Vu, xã Lai Khê, Phạm xá, Kim Xuyên, Phú Thái, Du Nghĩa, Trạm thu phí QL5, đến phần phân tách 2 nàn đường (xa nhau) thì ta ta tiếp tục rẽ phải đi Hải Phòng mà không đi vào đường Hùng Vương. Khi gặp đường QL10 (đi Quý Cao, Vĩnh Bảo, Đông Hưng - Thái Bình), ta cứ đi thẳng. Khi gặp ngã 4 Phan Đăng Lưu (QL351), ta có thể: (đoạn này 28 km)
a/ Đi thẳng (AH14) đến cuối cùng là Đài Liệt sỹ Hồng Bàng, ngã 4 đường Tôn Đức Thắng.

5/ Rẽ Phải, theo đường Tôn Đức Thắng, qua cầu, vào tiếp đường Nguyễn Văn Linh, qua cầu 2 để chui qua cầu vượt - Cầu Niệm - (đi về Quân khu 3 - khoảng 5 km) đi tiếp về ngã 3 đi cầu Rào mới.
6/ Rẽ đường cầu Rào mới để gặp ngã 3 đường Phạm Văn Đồng (QL 353) đi xuống Đồ Sơn.

b/ Đi vào đường 351 Phan Đăng Lưu, vượt qua đường 208, đường 220, qua cầu Kiến An để gặp đường 360 (đoạn này khoảng 8 km) vào Quân khu 3, hoặc đi Đồ Sơn.

Vị trí: Cuối bãi tắm 1, đầu bãi tắm 2 Khu B đoàn 295 (khoảng 1 km)
Điện thoại: Tiến 0983948262 Trạm trưởng, Chương NV NK 01699040009.

Đi ra Đảo Cát Bà
7/ Ngược đường đi Đồ Sơn về Hải Phòng theo đường Phạm Văn Đồng (QL353) đến đường chính Nguyễn Văn Linh: hoặc theo đường cũ để gặp đường Nguyễn Văn Linh, hoặc đi thẳng qua Cầu Rào cũ: tiếp ta có thể vào đường Lạch Tray (trái) hoặc đường Văn Cao (phải) để ra đường Nguyễn Văn Linh.
8/ Rẽ Phải theo Nguyễn Văn Linh tiếp theo đường Nguyễn Bình Khiêm, gặp ngã 3 đường 356, ta rẽ phải để đi phà Đình Vũ (cuối cùng đường 356) - khoảng 15 km.
9/ Qua phà (xe người 95 ngàn) ta theo đường Ninh Tiếp - Nghĩa Lộ - Hoàng Châu - TT Cát Hải.
10/ Qua phà lần 2 (xe người 60) để vào đảo Cát Bà: Phú Long - Xuân Đàm - Phú Cường - Hùng Sơn - Cát Bà - Bãi tắm Catco1 Catco2.

Đi Chợ Sắt:
11/ Nếu từ ngã 3 Nguyễn Bình Khiêm với đường 356 đi Đình Vũ, ta đi vào đường Lê Thánh Tông, rẽ trái vào đường Đà Nẵng, SVĐ máy tơ, đi thẳng đường Điện Biên Phủ, rẽ Trái vào Trần Phú, khi gặp đường Trần Nguyên Hãn rẽ phải là đến. Hoặc không vào Trần Phú, đi thẳng ra bờ sông thì rẽ phải vào đường Tam Bạc (nếu qua cầu sông Tam Bạc là về Hà Nội - theo đường Bạch Đằng).
12/ Nếu ở Đồ Sơn, vào đường Lạch Tray (trục Đông Nam giữa của Hải Phòng, song song đường Lê Hồng Phong, đường 356, đường Phạm Văn Đồng). Đến đường Trần Phú rẽ Trái, sau Phải là đến Chợ Sắt.
13/ Nếu ở Quân khu 3 (đường QL 360, Hoàng Thiết Tâm) ta đi đến cầu Niệm, đi thẳng vào đường Trần Nguyên Hãn, cuối nó là Chợ Sắt.

Từ Quân khu 3 đi Đồ Sơn (khoảng 13,5 đếm 15 km)
14/ Rẽ trái theo đường QL360, rẽ trái ngay vào đường Trần Thánh Ngọ (đường Phan Đăng Lưu là đi ngược lại). Đến ngã 5 Điện lực Kiến An nếu theo đường Trần Nhân Tông về Trường Trinh là ra Cầu Niệm. Nếu theo đường 355 Nguyễn Lương Bằng là ra đường Phạm Văn Đồng hoặc đường 363 cũng ra Phạm Văn Đồng (qk3 ra 360 là 11 km). Từ ngã 3 mà đi chợ Đồ Sơn khoảng 13 km. Nếu ngược về Càu Rào cũ là 4 km.

Từ Quân khu 3 về Bắc Ninh
15/ Rẽ phải theo đường QL360, rẽ phải vào đường Phan Đăng Lưu, qua cầu dưới phà Kiến An, tiếp theo đường QL 351, vượt qua đường 220, đường 208 để gặp đường 5 gần Quán Toan.

Tổng hợp toàn chặng đường:
Trạm thu phí Hương Canh - QL131 (17,6/17,6 km) - trạm thu phí Thăng Long, đường 18, QL3 (9,9/27,5) - QL1A (24,3/51,8 km) - Cầu vượt Đại Phúc BN (4,2/56 km) - Cầu Phả Lại (23/79 km) - Ngã 3 Sao Đỏ (12/91 km) - Cầu Bình QL 183 (9/100 km) - Nam Sách (9/109 km) - Đường 5 AH14 (5,5/114,5 km) - Ngã 3 đường 351 (28,2/142,7 km) - Cầu Kiến An (7,9/150,6 km) - QL356 đường Phạm Văn Đồng (11,4/162 km) - Đồ Sơn (12,5/174,5 km).
11 + 17,6 + 38,4 + 35 + 23,5 + 28,2 + 7,9 + 11,4 + 12,5 = 185,5 km

24 thg 7, 2011

Xuất hiện virut lạ từ PC Huỳnh TC

Tôi muốn hỗ trợ 2 PC Huỳnh và Bảo nhìn thấy nhau. Tôi cắm USB của mình vào để copy bản ENT3 thì ôi thôi sao USB của tôi có nhiều File mới thế? Kiên nói VR xóa hết dữ liệu, nhưng không phải, nó chỉ làm ẩn tất cả các Folder, tạo ra Folder (C:\Windows\system32) mới.

Hình ảnh minh họa:

Sau khi diệt cho thông báo:

Kinh nghiệm: Khi không Download cập nhật Win hay diệt virut thì chú ý xem thời gian đồng hồ hệ thống có nhầm không. Sau khi tôi chỉnh, thì OK luôn.

22 thg 7, 2011

THEO DÕI XĂNG XE CIVIC 1.8 MT 2008

THEO DÕI XĂNG XE CIVIC 1.8 MT 2008
Ngày ĐH km Lấy xăng (l) Km đi Tiêu thụ l/km
4/21/2011 50585 25 (đầy bình)
5/6/2011 51045 30 460 6.52173913
5/16/2011 51475 30 430 6.97674419
5/27/2011 51947 28 472 5.93220339
6/16/2011 52379 28 432 6.48148148
6/27/2011 52764 28 385 7.27272727
7/1/2011 52968 14 204 6.8627451
7/13/2011 53546 39 578 6.74740484
7/19/2011 53950 26 404 6.43564356
7/22/2011 54108 11 158 6.96202532

20 thg 7, 2011

Lầu Năm Góc bộ quá trình bảo vệ mạng táo bạo hơn

Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức số 2 đã báo hiệu một vai trò mạnh mẽ hơn cho quân sự của đất nước trong bảo vệ các mạng lưới không gian mạng dân sự.
Phó Bộ trưởng Quốc phòng William Lynn cho biết Bộ Quốc phòng có trách nhiệm để bảo vệ cơ sở hạ tầng quốc gia và có quyền để đối phó với các cuộc tấn công mạng nghiêm trọng.
"Tư thế của chúng tôi trong không gian mạng phải phản ánh tư thế của chúng tôi để cung cấp an ninh cho đất nước chúng ta nói chung," Lynn nói ngày 14 tháng bảy tại phòng Đại học Quốc gia ở Washington, DC "Bit và byte có thể được như phá hoại là viên đạn và bom."
Lynn đã phát hành "Bộ Chiến lược Quốc phòng cho hoạt động trong không gian ảo", mà đơn vị đã mô tả như là "chiến lược thống nhất đầu tiên" của mình cho các hoạt động trong lĩnh vực trực tuyến. Chiến lược này thiết lập "một cách mới cho tình báo, quân đội của Bộ Quốc phòng và hoạt động kinh doanh," các bộ phận cho biết trong một thông cáo báo chí.
Lynn giải quyết đầu vào các nhà phê bình lo lắng rằng Internet sẽ trở thành quân sự và cho biết nó sẽ là vô trách nhiệm rời khỏi quốc gia dễ bị tổn thương một mối đe dọa được biết đến.
"Xây dựng quốc phòng mạnh mẽ mạng không militarizes không gian mạng hơn so với Hải quân một militarizes đại dương," Lynn nói.
Lynn cho biết các hành vi trộm cắp thông tin từ các mạng chính phủ và thương mại sẽ là "sâu ăn mòn" trong dài hạn. "Một ước tính gần đây đã cố định những tổn hại kinh tế hơn $ 1 nghìn tỷ", ông nói.
Lynn thêm vào nó chỉ là một vấn đề thời gian trước khi những người muốn gây hại cho cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ sẽ đạt được khả năng để khởi động các cuộc tấn công mạng gây thiệt hại.
"Chúng tôi có một cửa sổ của cơ hội có chiều dài không chắc chắn để bảo vệ mạng của chúng tôi," ông nói. Ông nói thêm rằng sự nhấn mạnh trọng của chiến lược sẽ là từ chối đối thủ lợi ích của một cuộc tấn công thông qua việc chuẩn bị và tăng cường an ninh mạng.
Chiến lược này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp với Cục An ninh Nội địa, các công ty tư nhân và các quốc gia khác. Ví dụ, ông trích dẫn Quốc phòng công nghiệp cơ bản chương trình thí điểm Cyber, một nỗ lực của Bộ Quốc phòng và các nhà thầu quốc phòng để chia sẻ kiến ​​thức của các mối đe dọa an ninh. Lynn cho biết chương trình đã ngăn chặn sự xâm nhập.

13 thg 7, 2011

Mục lục 83 bài về Đạo xử thế

  1. Đạo xử thế - Thay lời tựa; Bài 1!
  2. Bài 2; Bài 3; bài 4 (Đạo xử thế).
  3. Bài 5, bài 6, bài 7, bài 8 (Đạo xử thế).
  4. Bài 9; Bài 10; Bài 11; Bài 12 (Đạo xử thế).
  5. Bài 13; bài 14; bài 15; bài 16 (Đạo xử thế).
  6. Bài 17; bài 18; bài 19; bài 20 (Đạo xử thế).
  7. Bài 21; Bài 22; Bài 23; Bài 24 (Đạo xử thế).
  8. Bài 25 (Đạo xử thế)
  9. Bài 26; Bài 27 (Đạo xử thế).
  10. Bài 28; Bài 29 (Đạo xử thế)
  11. Bài 30; Bài 31 (Đạo xử thế)
  12. Bài 32; Bài 33 (Đạo xử thế)
  13. Bài 34; bài 35 (Đạo xử thế)
  14. Bài 36; Bài 37 (Đạo xử thế).
  15. Bài 38; Bài 39 (Đạo xử thế)
  16. Bài 40; Bài 41 (Đạo xử thế)
  17. Bài 42; Bài 43 (Đạo xử thế)
  18. Bài 44; bài 45 (Đạo xử thế)
  19. Bài 46; Bài 47 (Đạo xử thế).
  20. Bài 48; Bài 49 (Đạo xử thế)
  21. Bài 50; Bài 51(Đạo xử thế)
  22. Bài 52; Bài 53 (Đạo xử thế)
  23. Bài 54; Bài 55 (Đạo xử thế)
  24. Bài 56; Bài 57 (Đạo xử thế)
  25. Bài 58; Bài 59 (Đạo xử thế)
  26. Bài 60; Bài 61 (Đạo xử thế)
  27. Bài 62; Bài 63 (Đạo xử thế)
  28. Bài 64; Bài 65 (Đạo xử thế)
  29. Bài 66; Bài 67 (Đạo xử thế)
  30. Bài 68; Bài 69 (Đạo xử thế)
  31. Bài 70; Bài 71 (Đạo xử thế)
  32. Bài 72; Bài 73 (Đạo xử thế)
  33. Bài 74; Bài 75 (Đạo xử thế)
  34. Bài 76; Bài 77 (Đạo xử thế)
  35. Bài 78; Bài 79 (Đạo xử thế)
  36. Bài 80; Bài 81 (Đạo xử thế).
  37. Bài 82; Bài 83 (Đạo xử thế).

Bài 25 (Đạo xử thế)

Bài 25: Chuẩn tắc xử thế: Thứ, bình, cung, thủ

Chuẩn tắc xử thế khó nhất trên đời, mọi người lại rất ít thực hiện, gồm có bốn điều: đó là thứ (khoan thứ), bình (bình hòa), cung (cung kính) và thủ (giữ lòng tin). Thứ là căn bản của nhân, bình là căn bản của nghĩa, cung là căn bản của lễ, thủ là căn bản của tín. Người thực hiện được bốn điều trên mới gọi là hiền nhân. Bốn điều căn bản trên không thể thực hiện, thì bốn phẩm hạnh không thể dưỡng thành, người không có phẩm hạnh gọi là tiểu nhân.

Thứ có nghĩa là: Quân tử đánh giá người phải xuất phát từ lòng mình, hành vi phải xuất phát từ tâm. Bản thân có chỗ chưa hoàn thiện, không đi yêu cầu người khác; bản thân có chỗ hơn người, không chê cười người khác. Mình muốn được kính trọng, phải đối xử mọi người có lễ tiết; mình muốn được mọi người yêu thích phải đối đãi người khác có ân tình. Bản thân muốn tiến thủ, nhường người khác tiến thủ trước; bản thân muốn hiển đạt, nhường người khác hiển đạt trước. Khi người khác quan tâm đến ta, ta sẽ cảm thấy ấm lòng, thế thì ta cũng phải biết lo nghĩ nhiều đến người khác; khi người khác bỏ quên ta, ta tự nhiên cảm thấy căm ghét, thế thì ta phải thường xuyên nhớ nghĩ đến người khác.

Bình có nghĩa là: Trong lòng luôn giữ bình tĩnh, ổn định, bên ngoài giữ nguyên tắc công bằng chính trực. Đánh giá người khác phải căn cứ vào phẩm đức, lời nói và việc làm của họ, phê bình và khen ngợi người khác phải căn cứ tình huống khách quan, không hùa theo thế tục, cũng không nên bàn luận không có căn cứ. Không nên thấy nghèo khó mà coi khinh, không nên vì giàu mà xa lánh. Không nên nịnh hót bề trên mà xem thường bề dưới, không ghét bỏ bạn cũ mà kính trọng bạn mới.

Cung có nghĩa là: Bên trong không được ngạo mạn với người trong nhà, bên ngoài không được ngang ngược với mọi người. Gặp người nghèo hèn cũng giống như gặp người tôn quý, đối đãi kẻ dưới cũng giống như đối đãi bề trên. Giao tiếp với người lễ tiết đi trước, lời nói đi sau. Người khác có tình ý ân huệ với mình nhất định phải đáp trả, người khác lễ mạo tôn kính với mình nhất định phải đáp lễ. Đối xử với mọi người nên khiêm nhường, an tâm với chức vị thấp hèn, chấp nhận cuộc sống đạm bạc.

Thủ có nghĩa là: Giữ lòng thành, hành vi chuẩn mực, giữ lập trường kiên định, giữ vững lòng tin, không đi theo con đường lầm lạc, không bị mê hoặc bởi miệng lưỡi thế gian, lòng vững chãi giống như sắt đá, không hề bị lung lạc.

Bốn loại phẩm hạnh trên, nói nhẹ thì như lông hồng, nói nặng thì tựa núi Thái Sơn. Người quân tử cho rằng dễ thực hiện, kẻ tiểu nhân thực hiện lại rất khó.

Vương Phù (Đông Hán)

12 thg 7, 2011

Bài 26; Bài 27 (Đạo xử thế).

Bài 26: Học tập khiến bần cùng trở nên giàu có

Mình muốn từ thấp hèn trở nên cao quý, từ ngu xuẩn trở nên thông minh, từ bần cùng trở nên giàu có, có được không? Câu trả lời: Điều này chỉ có thể nhờ vào học tập mà thôi! Những người học tập, học xong có thể thực hành chính là “sĩ”, có thể tận lực mà làm chính là “quân tử”, người học tập chân chính đó là thánh nhân. Trên có thể là thánh nhân, dưới có thể là quân tử và kẻ sĩ, ai ngăn cấm được ta?

Người quân tử không có tước vị mà tôn quý, không có bổng lộc mà giàu có, không nói năng mà có uy tín, không nổi giận mà có uy nghiêm, ở chỗ cùng khốn mà vinh quang, ở một mình mà vui vẻ, như vậy chẳng phải là tất cả những thứ tôn quý, giàu có, trang trọng và uy nghiêm đều tập trung ở họ đó sao! Thanh danh cao quý không thể dựa vào kéo bè kết đảng để tranh đoạt, không thể nhờ vào ba hoa nói khoác để lừa đoạt, không thể dựa vào quyền thế để chiếm đoạt, mà phải dựa vào sự nỗ lực cố gắng học tập, sau đó mới thành công. Tranh đoạt thì sẽ mất, từ chối thì sẽ được, khiêm tốn thì sẽ có tích lũy, nói quá thì sẽ hẫng hụt. Người quân tử nỗ lực tự thân tu dưỡng mà lại đối đãi mọi người từ tốn, nỗ lực tích lũy đức hạnh, mà lại giữ phẩm cách khiêm tốn. Như vậy, thanh danh tôn quý sẽ ngời sáng, sánh cùng với nhật nguyệt, thiên hạ nhất tề đứng dậy hưởng ứng như sấm dậy. Có thể nói, quân tử ẩn cư mà hiển hách, bần tiện mà vinh quang, khiêm tốn mà cao thượng. Trong “Kinh thi” có nói “Con hạc kêu ở trong đầm sâu, tiếng kêu lại vang thấu trời xanh”, chính là đạo lý đó.

Tuân Tử (Chiến Quốc)

Bài 27: Thiện có khi được ác báo

Thiện có thiện báo, ác có ác báo; đó là quy luật tất nhiên của thiên hạ, nhưng điều này cần phải có cách nhìn rộng hơn. Có khi làm việc thiện chưa được thiện báo lại bị ác báo; ngược lại có người làm việc ác không bị ác báo mà lại được thiện báo, là vì thiện và ác tích lũy chưa đạt đến mức độ nhất định, một khi thời cơ chín muồi sẽ được báo ứng tương xứng. Vì vậy, chúng ta không nên vì hiện tượng không hợp lý tạm thời mà đâm ra mê hoặc, làm dao động tín niệm hành thiện. Lời người xưa quả rất hay: “Chớ thấy thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy ác nhỏ mà làm”.

Trong cuộc sống, chúng ta thấy có những người làm việc thiện, ngược lại không được thiện báo, có người thậm chí đoản mệnh, vậy là thế nào?

Trong “Kinh Dịch” viết: “Nhà tích thiện, tất nhiên sẽ có thiện báo”, lại viết: “Không tích thiện thì không thể thành danh”. Chứng minh điều này như thế nào?

Mạnh Tử thường nói: “Người nhân chiến thắng kẻ bất nhân, giống như nước có thể diệt được lửa, nhưng người làm điều nhân ngày nay giống như dùng một ly nước để dập một ngọn lửa dữ dội của một xe củi khô bị cháy, lửa không tắt thì nói nước không thể dập được lửa, cũng giống như dùng một tý lòng nhân ái để tiêu trừ hiện tượng xã hội bất nhân đến cực điểm. Cũng giống như ngũ cốc có tốt đến mấy, nếu chưa chín muồi thì không đáng giá bằng hạt giống bo bo. Bởi thế, nhân ái cũng tùy ở chỗ có chín muồi hay không”. Thi Giảo nói: “Ăn cơm sẽ phát mập, nhưng nếu chỉ ăn một bữa cơm rồi hỏi người khác rằng: “Thế nào, trông ta mập chứ?”, như thế thì mọi người sẽ phá lên cười. Huống hồ, trị vì thiên hạ là chuyện trọng đại, không thể một sớm một chiều đạt được hiệu quả ngay. Ngày nay, người ta thường chỉ lo lợi ích trước mắt, giống như ăn một bữa cơm rồi hỏi người khác rằng: “Ta mập chứ!”. Đây hẳn là thiện đức quá ít, chưa đạt đến mức độ thành danh vậy. Ác cũng như vậy, như trong “Thượng Thư” viết: “Thượng Trụ Vương đã là tội ác tày trời, đến ngày tận số, cho nên Vũ Vương thay trời diệt trừ ông ta. Những kẻ ác khác, phải xem mức độ tội ác của họ nặng nhẹ để xử lý”. Từ đó xem ra, chẳng qua là tội ác chưa quá mức mà thôi.

Một số người nhìn thấy trên đời còn có nhiều tội ác chưa bị diệt vong, từ đó nghĩ một cách đơn giản rằng cho dù mình có mắc tội ác cũng không đáng sợ. Đây chính là nguyên nhân khiến những người mắc tội ác trên đời lần lượt bị diệt vong. Cho nên có câu: “Tội ác chưa tích lũy đến mức độ nhất định thì tạm thời chưa bị diệt vong”. Đó là lời răn bảo của thánh nhân.

Thiện đức được tích lũy từng chút, từng ít mà thành. Ngày xưa, Từ Yển Vương giảng nhân nghĩa lại mất nước, cho rằng nhân nghĩa không đáng để nương tựa; vua nước Thừa Tang giảng văn đức mà quốc gia diệt vong, cho rằng văn đức không đáng để lương dựa. Đây cũng giống như dùng một ly nước để cứu hỏa, ăn một bữa cơm lại hỏi người khác rằng: “Ta mập rồi chứ!”.

Tuân Tử nói: “Tích nước thành nguồn, tích đất thành núi, tích thiện thành đức”. Ông còn nói: “Không tích bước chân, thì không thể đi vạn dặm; không tích dòng nhỏ không thể thành sông biển”. Người xưa đã sớm nhận thức được rằng bất cứ sự nghiệp vĩ đại nào đều khởi đầu từ nhỏ nhặt, kết quả của quá trình không mệt mỏi, tích lũy dần dần. Cũng như đại gian đại ác không phải khi phát sinh đã là cùng gian cực ác, mà cũng từ chuyện nhỏ tích lũy thành, hoàn cảnh nhỏ tích góp thành.

Người lương thiện thường có lòng tốt, tuy bị làm tổn thương, song vẫn muốn để cho người khác một cơ hội sửa sai, nhưng như vậy lại tạo cơ hội cho người ác tiếp tục làm việc ác. Người ta thường nói: tâm từ thủ nhuyễn. Người lương thiện có tới tám chín người mềm mỏng thì sẽ bị khinh khi, cho dù bị làm nhục cũng cố nhịn, cho nên bọn ác ôn mới dám làm càn. Kỳ thực, lương thiện không giống với nhu nhược, nếu nhìn thấy người xấu hành hung mà làm ngơ, thậm chí bị làm nhục cũng cúi đầu chịu đựng, đó không phải là lương thiện, mà là ngu khờ.

Tóm lại, đối với niềm tin chính nghĩa chiến thắng tà ác, nhất định phải giữ lập trường kiên định không lay chuyển, như vậy mới có thể tích thiện trừ ác, để cho xã hội chúng ta ngày một tiến tới giai đoạn văn minh hơn.

Triệu Nhụy (Đời Đường)


Bài 28; Bài 29 (Đạo xử thế)

Bài 28: Kiêu ngạo đi đôi với suy bại

Mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích. Tự mãn sẽ đưa đến tổn thất, khiêm tốn sẽ thu được lợi ích.

Hiển lộ tài trí, tâng bốc bản thân, làm như vậy là thiếu hiểu biết. Thứ không đánh không kêu, là đại hồng chung của triều đình; thứ kêu ồn ào chói tai, là các thứ phát ra từ vung nồi tồi tàn. Vật quý cất ở trong tráp đợi khi cao giá mới bán ra, không đến ngàn vàng sẽ không bán; thứ giao bán ngoài chợ một đồng cũng có thể mua được. Người giỏi biện luận trông giống như không thạo ngôn từ, người tốt thông minh trông giống như vụng dại ngu khờ.

Kim ngọc mãn đường, lại không thể giữ lấy. Giàu có mà kiêu sa, sẽ giành lấy hậu quả xấu. Làm vua ngạo mạn với mọi người sẽ mất đi chính quyền, quan đại phu ngạo mạn với mọi người sẽ mất đi lãnh địa. Giàu có không ước hẹn với kiêu ngạo, nhưng kiêu ngạo sẽ tự tìm đến giàu có; kiêu ngạo và tử vong không liên quan với nhau, nhưng tử vong sẽ tìm đến kiêu ngạo. Kết cục bi thảm lấy kiêu ngạo làm điềm báo trước; diệt vong lấy kiêu sa xuất hiện để xác định. Thiên hạ thái bình tự nhiên thói kiêu ngạo xa xỉ dễ xuất hiện ; kiêu ngạo xa xỉ tự nhiên sẽ dẫn đến nguy nạn diệt vong. Lời hiền triết nếu chúng ta không nghe thì biết làm thế nào? ‘Kiêu ngạo đi đôi với bại vong’, câu nói đó thấm thía vô cùng.

Chỉ cần người không tự khoe khoang, người đời sẽ không so cao thấp với người; chỉ cần người không tự cao tự đại, người đời sẽ không tranh công với người. Tự cao tự đại tức coi thường hạ thấp người khác nên sẽ bị người khác căm ghét và cạnh tranh

Khiêm tốn với mọi người, người đến thân cận sẽ rất nhiều; kiêu ngạo tự đại người phủi áo ra đi sẽ rất nhiều. Càng khiêm tốn thì càng được người khác tôn trọng; tự khoe khoang tất nhiên sẽ bị mọi người hoài nghi. Được khen ngợi mà vẫn khiêm tốn, như vậy sẽ có thêm một đức tính tốt; nói khoác lác mà gặp phải thất bại sẽ bị mọi người chế giễu. Giành được thắng lợi mà không kiêu ngạo, càng khiến người đời tín phục; bó buộc mình mà không nổi giận, nhờ vậy mà sống dễ hòa thuận với người chung quanh. Người tự khoe khoang là muốn để người khác nể phục mình, lại không biết rằng làm như vậy sẽ bị người ta khinh bỉ, chê cười.

Tính tình phải tránh hung hăng, lấn hiếp; tâm ý phải tránh kiêu ngạo, tự mãn; tài năng phải tránh bộc lộ toàn bộ; ghét kiêu ngạo tự mãn, thích cẩn thận khiêm tốn, đó là lẽ thường của con người.

‘Thượng Thư’


Bài 29: Không tốn công ở chỗ vô dụng

Không tốn công ở chỗ vô dụng, không tốn tiền ở chỗ vô vị. Không bỏ công tốn sức ở việc vô tích sự, không hao phí tiền tài ở chỗ không hề có ý nghĩa.

Bệnh chờ chết, khỏi nhọc công uống thuốc, gỗ mục nát không nhọc công sơn khắc.

Không làm việc gì không thể thành công, không tham cầu thứ gì không đáng có, không đứng ở chỗ không thể trụ lâu, không đi ở chỗ không thể đi được, việc gì khẳng định không làm được, nhất quyết không nên tùy tiện đi làm; người nào không nghe lời khuyên nhủ, không nên phí lời khuyên răn. Lời nói thấu tình đạt lý, là thông minh sáng suốt; giữ im lặng một cách khéo léo, cũng là thông minh sáng suốt.

Thà đi cầu xin một lần ở người giải quyết được vấn đề, không thà phí công đi cầu xin nhiều lần ở người không thể giải quyết được vấn đề.

Cầu người làm việc gì phải nắm rõ tình huống, tìm đến phương hướng chủ công và chỗ then chốt, chớ để uổng phí công sức.

Lời không cần nói thì không nói, lời cần nói thì nhất định phải nói một cách hợp lý; việc không đáng làm thì không làm, việc đáng làm thì nhất định phải làm xong.

Ban Cố (Đời Hán)


Bài 30; Bài 31 (Đạo xử thế)

Bài 30: Giao du với tiểu nhân như đi trên băng mỏng

Giao du với quân tử, giống như đến mùa đông ngày cứ dài thêm mà mình không biết; giao du với tiểu nhân, giống như đi trên lớp băng mỏng, mỗi bước chân lớp băng cứ lún sâu một tí, chưa biết chìm lỉm trong lớp băng lúc nào? Ta không thấy người nào hiếu học mà lười biếng tụt lùi! Ta không thấy người nào dạy học trò cẩn thận giống như chăm sóc con bệnh! Ta không thấy người nào ngày ngày tiết kiệm mà mỗi tháng lại mua vui với bạn bè! Ta không thấy người nào cần mẫn học tập mà không cần sửa lỗi!

Giao du với quân tử, giống như đi vào trong phòng đầy cỏ thơm, hương thơm ngào ngạt, một thời gian lâu sẽ không còn thấy thơm, như vậy khứu giác đã bị cỏ thơm đồng hóa; giao du với tiểu nhân, giống như đi chợ mua bán mắm, mùi hôi tanh nồng nặc, một thời gian lâu sẽ không còn thấy mùi hôi tanh, như vậy khứu giác đã bị mắm hôi đồng hóa. Vì vậy, người quân tử đối với việc chia tay hoặc kết giao bằng hữu phải thật thận trọng.

Cổ nhân có nói : Ngàn năm xuất hiện một vị thánh nhân, khoảng cách đó ngắn ngủi như giữa sáng và chiều, năm trăm năm xuất hiện một vị hiền nhân, thời gian đó nhanh như bước chân này nối bước chân kia. Nói là bậc thánh nhân và hiền nhân khó có được, cách nhau bất quá cũng như vậy mà thôi. Một người khi còn trẻ tuổi, tinh thần, tính cách còn chưa ổn định, người mà họ quan hệ rất dễ có ảnh hưởng đối với họ. Bắt chước về cử chỉ, nói năng, dần dần bị nhiễm trở thành giống như đối phương lúc nào không hay. Bởi thế, sống chung với người tốt giống như ở chung với hoa chi, hoa lan, lâu ngày sẽ mang mùi thơm; sống chung với người xấu giống như bị xông mùi mắm, lâu ngày sẽ nhiễm mùi hôi. Người quân tử kết giao bằng hữu nhất định phải thận trọng. Khổng Tử có nói: ‘Không nên kết bạn với người không bằng mình’. Loại người như Nhan Uyên và Mẫn Tử Khiên (đều là học trò của Khổng Tử) ở đời đâu dễ có được, chỉ cần người nào ưu tú hơn ta thì ta phải sùng kính họ.

Giao du qua lại với người khác, nên chọn người đứng đắn lịch sự. Nếu quan hệ lung tung, cuối cùng nhất định sẽ hối hận, vả lại một thời gian lâu sẽ bị họ đồng hóa, cuối cùng muốn làm người tốt cũng không kịp.

Tăng Tử (Xuân Thu)

Bà 31: Phượng hoàng không cùng bầy với chim thường

Phượng hoàng không cùng bầy với chim thường, tuấn mã không thể ở chung chuồng với ngựa thường. Nam tử hán đại trượng phu đã không thể trở thành người gột rửa càn khôn nổi danh thiên hạ thì nên ẩn cư ở Thâm Sơn, mắt nhìn ngân hà, tay ôm tinh tú, nhất định không được trôi nổi ở đời, tự mang lấy hổ nhục.

Đường đường đấng nam nhi lập thân giữa trời đất, không vươn vai phỉ chí tang bồng, để thời gian trôi qua một cách vô vị, tham cầu an dật, không cầu tiến đức tu nghiệp, như vậy khác nào loài chim thú? Làm người phải như thế nào? Nhất thiết không được để người thân phải đau xót và kẻ thù vui mừng. Chăm chỉ cần cù, sáng tối đầu không được lười biếng. Gặp việc gì phải bên ngoài rõ đạo lý, bên trong có quyết đoán. Một nhúm lửa nhỏ có thể thiêu trụi cả Triều Dương, một ngọn gió nhỏ có thề liên kết lại thành cuồng phong. Sự vật tuy ở hạ đẳng nhưng ích dụng rất lớn, con người chẳng lẽ không có ích dụng gì ? Học tập phải tụ tinh hội thần, chuyên tâm chuyên chí. Tìm tòi đến cảnh giới thật cao, hướng đến những nơi thật xa. Xử lý công việc tinh tế, không sợ không thành hình ; dụng tâm tạo vật, không sợ không thành đồ. Bản thân cố gắng nỗ lực tối đa, nghe theo sự an bài của thiên mệnh, mới có thể không hổ thẹn với cha mẹ, vợ con. Làm như vậy thì suốt đời sẽ không truy lạc.

Viên Trung Đạo (Đời Minh)

Bài 32; Bài 33 (Đạo xử thế)

Bài 32: Có việc không nên làm mới làm nên việc

Bình nước vì đựng đầy mới đổ vỡ, ống tiền do trong ruột không có gì mới bảo toàn. Bởi vậy, người quân tử phẩm đức cao thượng, thà nguyện nằm ở địa vị không tranh, không giành, chứ không muốn đặt thân ở nơi có tranh có đoạt; cuộc sống thường ngày thà chịu thiếu một tí, chứ không yêu cầu quá đầy đủ.

Làm người phải biết rằng, có những việc không nên làm, sau đó mới có thể làm nên việc. Bạch Lý Hề là người nước Ngu, sau đó đến nước Tần làm khanh tướng, giúp Mục Công lập nên bá nghiệp. Bạch Lý Hề khi còn ở nước Ngu, người nước Tần dùng ngựa hay ngọc đẹp mua chuộc Ngu Công, mượn đường đánh nước Quắc. Đại thần nước Ngu đều đứng ra khuyên Ngu Công không nên nhận lời, riêng một mình Bạch Lý Hề không lên tiếng khuyên can, vì ông ta biết rằng Ngu Công sẽ không nghe bất cứ lời khuyên ngăn nào, khuyên cũng phí công vô ích. Ông ta không tử thủ ở nước Ngu, mà sang phò tá nước Tần, vì ông ta biết Ngu Công vô đạo, chắc chắn mất nước, còn Tần Mục Công mới là người có thể cùng hợp sức làm nên sự nghiệp. Ta cho rằng người giống như Bạch Lý Hề vậy mới là người thông minh chân chính.

Mạnh Tử (Chiến Quốc)

Bài 33: Châu sa vỡ vụn màu không đổi

Tử Liệt Tử bắn tên từng bắn trúng mục tiêu, đến thỉnh giáo Quan Doãn Tử về đạo lý bắn tên, Quan Doãn Tử hỏi ông ta vì sao bắn trúng mục tiêu, ông ta trả lời không biết. Quan Doãn Tử nói với ông ta: ‘Ngươi đã không biết vì sao bắn trúng mục tiêu, thì ta không thể đàm luận đạo lý bắn tên với ngươi’. Thế là Tử Liệt Tử trở về tiếp tục luyện bắn tên ròng rã ba năm, sau đó lại đi thỉnh giáo Quan Doãn Tử. Quan Doãn Tử hỏi ông ta hiện nay đã biết vì sao có thể bắn trúng mục tiêu chưa, ông ta trả lời biết rồi. Quan Doãn Tử căn dặn: ‘Đã biết rồi, ngươi phải giữ lấy nó, không được để mất nó’.

Không chỉ bắn tên mới cần hiểu rõ nguyên nhân bắn trúng và bắn không trúng mục tiêu, sự tồn vong của quốc gia, phẩm hạnh hiền đức và xấu xa của con người cũng đều có nguyên nhân. Thánh nhân không nên đi suy xét bản thân của tồn hoặc vong, hiền đức hoặc xấu xa.

Danh tiết của kẻ sĩ không dễ bị ô nhục, vì kẻ sĩ rất coi trọng danh tiết. Coi trọng danh tiết thì sẽ tôn quý nó hơn cả phú quý, lợi ích riêng sẽ không đủ để làm họ vui lòng. Người giống như vậy thì cho dù danh liệt thiên hạ, có ngàn vạn binh xa cũng không đủ làm lay chuyển tâm trí của họ.

Trí tuệ của con người sở dĩ có khác nhau, là vì có người biết nhìn xa trông rộng, có người tầm mắt thiển cận.

Sự liên quan giữa ngày nay và ngày xưa, sẽ giống như sự liên quan giữa ngày xưa với tương lai; sự liên quan giữa ngày nay với tương lai, cũng giống như sự liên quan giữa ngày nay với ngày xưa. Bởi vậy, hiểu rõ ngày nay thì có thể biết được ngày xưa, biết được ngày xưa cũng có thể biết được tương lai. Xưa nay trước sau là liền nhau một mạch.

Làm kẻ sĩ, đối mặt với chân lý không ngại gian nguy, đứng trước họa hoạn quên đi lợi ích riêng, xả thân vì nghĩa, coi trọng cái chết.

Đá có thể vỡ ra, nhưng không thể thay đổi tính cứng nhắc của nó; châu xa có thể nghiền vụn, nhưng không thể biến đổi màu đỏ son của nó. Cứng nhắc và màu đỏ son chính là bản tính và bản sắc vốn có của đá và châu sa.

Đọc sách xưa hẳn biết, các đại thần ngày xưa phò tá cho Tam Vương (ba đời vua : Vũ, Thanh và Văn Vương), thanh danh của họ không có ai không rạng ngời, lợi ích mà họ có được cũng không kém thua ai, vì công lao của họ rất lớn. Đại thần phò tá cho Tam Vương đều lập công cho nước nhà trước, sau đó mới hưởng lợi ích cá nhân. Đại thần phò tá cho những vị vua tầm thường, họ muốn có được thanh danh và thực lợi giống như đại thần của Tam Vương, nhưng thanh danh của họ không có ai không bị ô nhục, lợi ích của họ cũng không có ai không bị tổn hại, nguyên nhân chính là vì trong lòng họ không có nước nhà. Họ đều lo cho mình không được hiển quý ở trong nước, nhưng lại không lo vị vua của họ không hiển quý trong thiên hạ, đều lo nhà mình không được giàu có, lại không lo nước nhà không được giàu mạnh. Đây chính là nguyên nhân của việc vốn muốn vinh quang ngược lại càng bị sỉ nhục, vốn muốn an bình ngược lại ngày càng nguy hiểm.

Lã Bất Vi (Chiến Quốc)

Bài 34; bài 35 (Đạo xử thế)

Bài 34: Năm nhọt độc lớn tổn danh, hại thân

Mọi người cần khắc nhớ năm sai lầm lớn nhất làm tổn danh, hại thân, bôi nhọ tổ tiên, bại hoại gia phong:

Thứ nhất: Thích sung sướng an nhàn, không cam chịu cuộc sống đạm bạc, không chịu nghe ý kiến của người khác, rắp tâm làm những việc tự tâm tự lợi.

Thứ hai: Không hiểu học thuyết nho gia, không lấy làm hổ thẹn bởi không biết gì về kinh điển nho gia. Bản thân hiểu biết rất ít, lại ganh ghét người có học vấn.

Thứ ba: Ghét người hơn mình, thích người lấy lòng mình. Chỉ biết vui đùa cười cợt, không nghĩ đến đạo làm người đoan trang của người xưa. Nghe đến ưu điểm của người khác thì đố kỵ, nghe đến khuyết điểm của người khác thì rêu rao.

Thứ tư: Một mực chỉ muốn ăn ngon mặc đẹp, du sơn ngoạn thủy, lấy rượu làm cao nhã, xem lao động là nhục hèn, tạo thành thói quen này, nếu muốn tỉnh ngộ hối cãi là rất khó.

Thứ năm: Tham chức tham quyền, có chức quyền trong tay gây ra sự bất bình cho mọi người, như vậy khó giữ được chức vụ lâu dài.

Năm điều sai lầm trên còn nguy hại hơn cả nhọt độc. Nhọt độc còn có thể trị lành, còn năm điều sai lầm trên thầy thuốc cũng đành bó tay.

Đạo lập thân phải lấy hiếu thuận cha mẹ, tôn kính huynh trưởng làm nền tảng; cung kính, trầm tĩnh làm căn bản; cẩn thận, chu đáo làm cốt yếu; cần cù, tiết kiệm làm chuẩn tắc; lấy nhân thương, hòa thuận để giữ gia đình hạnh phúc; Lấy thành thực, cung kính để giữ tình cảm bằng hữu. Yêu cầu nghiêm khắc nhiều mặt đối với bản thân, vẫn sợ còn sơ suất; suy nghĩ ba lần mới nói, vẫn lo bị lỡ lời. Làm quan phải thanh liêm chính trực mới nói đến chấp pháp nghiêm minh; tuân thủ pháp lệnh mới nói đến bồi dưỡng nhân tài. Làm người ngay thẳng không đi tiếp cận việc họa. Lương bổng tuy ít, không được xem thường xương máu của bá tính; nắm quyền lớn trong tay, không được mặc ý hành động.

Liễu Tần (Đời Đường)

Bài 35: Gặp người chỉ nói ba phần lời

Gặp người chỉ nói ba phần lời, không được chút hết cả tấm lòng. Đó là kinh nghiệm xử thế của người xưa tránh để lời ra họa vào.

Đối với người lòng dạ khó lường, nói năng dè chừng, ta tạm thời không nên biểu lộ lòng chân thực; đối với người cố chấp bảo thủ, một mực tranh thắng, ta phải chú ý đề phòng lỡ lời. Thân ít mà lời nhiều, chút hết lòng dạ, cuối cùng đổi lấy những lời phỉ báng bạc đen, đây là điều mà mọi người lấy đó làm bài học.

Không biết mà nói là không sáng suốt, biết mà che giấu là không trung thành. Khi đáng im lặng lại nói, thì lời nói sẽ như bụi bẩn; khi đáng nói lại lặng im, thì sự lặng im này sẽ như bụi đất. Lúc không đáng nói lại đi bàn luận, đây là người có dụng ý khác; khi đáng nói lại không hé miệng một tiếng; đây là sự biểu hiện ngu đần.

Con người sở dĩ là người được là vì nó nói được. Gặp lúc nên nói lại không nên tiếng, sao có thể gọi là người?

Lúc nên nói lại không mở một lời, giống như chuông trống đánh không kêu, bất quá là thứ chuông trống phế bỏ vô dụng. Kết giao bằng hữu nhất định phải chọn bạn tốt, chưa hiểu nhau nhiều không được nghiêng lòng chút ruột.

Lúc tri âm dành cho người tri âm, không phải tri âm không lộ tâm tình. Trước mặt người thật không nói dối. Đối nhân xử thế, lời nói tối kỵ không giữ lại tí gì, thông minh tối kỵ dốc ra toàn bộ, việc tốt tối kỵ chiếm hết về mình.

Bàn luận về người khác chỉ nên tán dương ưu điểm của họ, đối với khuyết điểm của họ nên cho qua, không được nói toạc ra sai lầm của người khác. Như vậy không chỉ tu thân dưỡng đức mà còn đỡ chuốc lấy oán hận. Nếu muốn khuyên nhủ người khác, cũng chỉ nói một cách khéo léo, không được nói quá mức.

Bàng Thượng Bằng (Đời Minh).

Bài 36; Bài 37 (Đạo xử thế).

Bài 36: Hãy là người sống có ích với người khác

Sống ở đời, mỗi lời nói và mỗi việc làm đều phải có ích đối với người khác, người như vậy mới chính là người lương thiện. Chúng ta thường nói đến loài chim, tuy cùng loài, nhưng nghe nói đến tiếng chim loan và phượng hoàng thì yêu thích, nghe đến chim cú thì căm ghét, vì chim loan và phượng hoàng đều đem đến hạnh phúc cho mọi người, còn chim cú thì gây ra tai họa cho mọi người. Cùng là loài thảo mộc, nhưng đối với cỏ độc thì mọi người tránh xa, đối với nhân sâm, phục linh thì coi như bảo bối, vì cỏ độc có thể hại người, còn nhân sâm, phục linh có ích cho người. Một người có thể bằng mọi cách để mỗi lời nói, mỗi hành động của mình có ích cho mọi người, tuyệt đối không làm điều có hại cho người khác, người như vậy sẽ được ngưỡng mộ giống như chim loan và phượng hoàng, được quý trọng giống như nhân sâm phục linh. Người như vậy nhất định sẽ được trời đất che chở, quỷ thần cũng khâm phục, hưởng nhiều phúc thần. Đạo lý đó là hiển nhiên dễ thấy.

Trương Anh (Đời Thanh)


Bài 37: Che dấu khuyết điểm của người khác

Phát hiện người khác có khuyết điểm sai lầm, phải biết che dấu họ một cách thật khéo léo, nếu như vạch trần ra trước mặt đông người, như vậy không chỉ tổn thương đến lòng tự tôn của người khác, mà còn chứng minh sự vô tri và thiếu đức của mình, là dùng sở đoản của mình công kich sở đoản của người khác. Khi phát hiện người nào đó có tính ngu xuẩn, cố chấp, phải từ từ khuyến dụ khơi gợi cho họ một cách nhẫn nại, giả như chán ghét họ, thì không thể không chỉ làm thay đổi tính ngu xuẩn, cố chấp của họ, mà đồng thời cũng chứng minh tính ngu xuẩn, cố chấp của mình, giống như dùng ngu xuẩn giúp đỡ ngu xuẩn.

Thời chiến quốc, Tề Cảnh Công có con ngựa quý, người chăn ngựa do chăm sóc không xuể nên đem giết nó, Cảnh Công rất nổi giận, cầm gươm muốn giết chết gã ta. Án Tử lập tức bước lên thỉnh cầu Cảnh Công: ‘Làm như vậy gã ta không biết mình bị xử chết vì tội gì, xin để hạ thần trách phạt gã ta, để cho gã ta biết tội’. Cảnh Công nói : ‘Được’.

Án Tử cầm gươm nói với người chăn ngựa : ‘Ngươi thay bọn ta chăn ngựa cho quân vương mà lại giết ngựa, tội đáng chết; ngươi khiến cho quân vương vì con ngựa mà nỡ giết đi người chăn ngựa, thêm một tội đáng chết; ngươi khiến cho quân vương vì coi trọng súc vật, xem nhẹ nhân dân, để nước láng giềng hay biết, tội càng đáng chết’.

Cảnh Công nghe Án Tử nói xong bèn đổi ý: ‘Ngươi hãy tha cho nó đi! Kẻo làm tổn hại đến nhân đức cuả ta’.

Hồng Ưng Minh (Đời Minh)