29 thg 11, 2013

Dịch vụ điện thoại vệ tinh: tiện nhưng....

Dịch vụ điện thoại vệ tinh đã xuất hiện khá lâu tại Việt Nam nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng vì giá cước rất đắt cũng như mức độ phức tạp về thủ tục đăng ký. Để liên lạc qua vệ tinh, hiện có công ty Thông tin điện tử hàng hải (Vishipel) và công ty Viễn thông quốc tế (VTI) khai thác theo từng địa bàn đã được quy định. Ông Hồ Lê Tùng, chuyên viên kỹ thuật của trung tâm Tần số khu vực 2 cho biết, trước đây, muốn đăng ký thủ tục để sử dụng dịch vụ điện thoại vệ tinh, phải qua nhiều khâu rất phức tạp, từ việc xin giấy phép được sử dụng dịch vụ, sau đó là ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ. Theo ông Tùng, trước đây, chỉ có các cơ quan chính phủ, công an, quân đội, dầu khí, địa chất và ngành viễn thông mới sử dụng điện thoại vệ tinh, phòng khi có sự cố về mặt hạ tầng kỹ thuật. Nếu là khách nước ngoài, phải xin giấy phép sử dụng có điều kiện về thời gian.
Một trong những yếu tố quan trọng hạn chế phát triển dịch vụ điện thoại vệ tinh là chi phí sử dụng dịch vụ quá cao. Hiện nay, để dùng dịch vụ vệ tinh của VSAT, khách hàng phải trả khoản phí quá cao: phí đấu nối trạm VSAT khoảng 30 triệu đồng, phí thông kênh từ 6 – 10 triệu đồng, cước thuê kênh tùy theo (dung lượng) mà có giá từ 26 – 255 triệu đồng/tháng. Riêng cước cuộc gọi và những ứng dụng khác, giá tương đương so với cước điện thoại công cộng. Tuy nhiên, chỉ riêng mức đầu tư hạ tầng ban đầu chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn, các tổ chức nước ngoài hoặc các cơ quan chính quyền vùng sâu, vùng xa. Còn người dân, khó có thể sử dụng dịch vụ này.
Isatphone Pro nặng 297g, sử dụng trong môi trường có nhiệt độ dao động từ –200C đến 550C, pin có thời lượng chờ là 100 tiếng, còn thoại liên tục là tám tiếng, chịu đựng va đập mạnh, tốc độ truyền dẫn âm thanh là 2,4kbps, có thể dùng để nhắn tin và nhận email, có hỗ trợ bluetooth…
Isatphone Pro nặng 297g, sử dụng trong môi trường có nhiệt độ dao động từ –200C đến 550C, pin có thời lượng chờ là 100 tiếng, còn thoại liên tục là tám tiếng, chịu đựng va đập mạnh, tốc độ truyền dẫn âm thanh là 2,4kbps, có thể dùng để nhắn tin và nhận email, có hỗ trợ bluetooth…
Trong hai nhà khai thác dịch vụ điện thoại vệ tinh tại Việt Nam, với nhóm khách hàng dân dụng, VTI chỉ khai thác nhóm khách hàng “đặc biệt” là các doanh nghiệp vận tải hàng hải. “Còn mở rộng đến mọi đối tượng, dịch vụ này rất khó phát triển”, ông Hồ Công Lâm, phó giám đốc VTI xác nhận.
Vishipel tiếp tục hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại vệ tinh Inmarsat để mở rộng dịch vụ này đến mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại vệ tinh. Giữa tháng 12.2010, Vishipel sẽ bán rộng rãi thiết bị đầu cuối Isatphone Pro tại thị trường Việt Nam. Ông Nguyễn Hữu Long, phòng kinh doanh của Vishipel cho biết giá của Isatphone Pro chưa được xác định nhưng theo ông Drew Brandy, giám đốc các dịch vụ viễn thông mặt đất của Inmarsat, giá của Isatphone Pro ước chừng 600 USD. Về giá cước, trước mắt, Vishipel sẽ cung cấp hai phương thức thanh toán trả trước và trả sau. Với những thẻ trả trước (có mệnh giá 700.000 đồng và 1,4 triệu đồng), thời gian sử dụng kéo dài trong hai năm kể từ ngày nạp thẻ với phí cuộc gọi khoảng 20.000 đồng/phút. Theo ông Long, khách hàng có nhu cầu sử dụng chỉ cần đăng ký thủ tục như đăng ký sử dụng các dịch vụ di động khác. Về gói dịch vụ, hiện chỉ có dịch vụ thoại, từ đầu năm 2011 mới có thêm dịch vụ fax và data. Thẻ SIM của Isatphone Pro sẽ có 12 số song chưa biết mã số đầu tiên như thế nào. Không chỉ sử dụng tại Việt Nam, khách sử dụng Isatphone Pro có thể dùng tại các quốc gia thuộc khu vực châu Á, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ mà không cần khai báo chế độ chuyển vùng quốc tế với nhà khai thác dịch vụ.
Chỉ dùng điện thoại vệ tinh khi không có sóng GSM
Ông Hồ Công Lâm, phó giám đốc VTI xác nhận: “Dịch vụ điện thoại vệ tinh có giá trị đặc biệt so với những công nghệ khác nhưng vì giá cước cao nên chưa thể phổ biến”. Theo ông Lâm, chỉ nên dùng điện thoại vệ tinh với những vùng không có bất kỳ dịch vụ viễn thông nào như hải đảo, biên giới. “Với những khách hàng thường xuyên “di động” trên biển và núi rừng, nên đầu tư một chiếc điện thoại vệ tinh để liên lạc khi cần thiết”, ông Lâm nói.
Ông Drew Brandy cho rằng, cản trở lớn nhất của điện thoại vệ tinh trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng là tốc độ phát triển của hệ thống mạng di động mặt đất tại Việt Nam quá nhanh. “Chúng tôi nhắm đến nhóm người thường xuyên “nằm ngoài vùng phủ sóng” GSM như ngành xây dựng, khai khoáng, dầu khí, du lịch, nhà báo… Khi nằm trong vùng có sóng GSM không nên sử dụng sản phẩm này, ông Drew Brandy thẳng thắn chia sẻ kinh nghiệm sử dụng dịch vụ điện thoại vệ tinh.
Trừ những thiết bị đã kích hoạt dịch vụ từ nước ngoài, những chiếc điện thoại vệ tinh mua từ nước ngoài sẽ không thể sử dụng tại Việt Nam vì Vishipel không kích hoạt dịch vụ cho những thiết bị trôi nổi đó.
Ít bị can nhiễu như điện thoại GSM, nhưng theo KS Minh Toàn (viễn thông Gia Lai), kết nối vệ tinh khá chậm, còn lúc trời mưa to, chất lượng sóng yếu đi rất nhiều (như tín hiệu truyền hình vệ tinh).



Ông Hồ Công Lâm, phó giám đốc VTI xác nhận: “Dịch vụ điện thoại vệ tinh có giá trị đặc biệt so với những công nghệ khác nhưng vì giá cước cao nên chưa thể phổ biến”. Theo ông Lâm, chỉ nên dùng điện thoại vệ tinh với những vùng không có bất kỳ dịch vụ viễn thông nào như hải đảo, biên giới. “Với những khách hàng thường xuyên “di động” trên biển và núi rừng, nên đầu tư một chiếc điện thoại vệ tinh để liên lạc khi cần thiết”, ông Lâm nói.
Ông Drew Brandy cho rằng, cản trở lớn nhất của điện thoại vệ tinh trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng là tốc độ phát triển của hệ thống mạng di động mặt đất tại Việt Nam quá nhanh. “Chúng tôi nhắm đến nhóm người thường xuyên “nằm ngoài vùng phủ sóng” GSM như ngành xây dựng, khai khoáng, dầu khí, du lịch, nhà báo… Khi nằm trong vùng có sóng GSM không nên sử dụng sản phẩm này, ông Drew Brandy thẳng thắn chia sẻ kinh nghiệm sử dụng dịch vụ điện thoại vệ tinh.
Trừ những thiết bị đã kích hoạt dịch vụ từ nước ngoài, những chiếc điện thoại vệ tinh mua từ nước ngoài sẽ không thể sử dụng tại Việt Nam vì Vishipel không kích hoạt dịch vụ cho những thiết bị trôi nổi đó.
Ít bị can nhiễu như điện thoại GSM, nhưng theo KS Minh Toàn (viễn thông Gia Lai), kết nối vệ tinh khá chậm, còn lúc trời mưa to, chất lượng sóng yếu đi rất nhiều (như tín hiệu truyền hình vệ tinh).
Theo Báo mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét