12 thg 7, 2011

Bài 32; Bài 33 (Đạo xử thế)

Bài 32: Có việc không nên làm mới làm nên việc

Bình nước vì đựng đầy mới đổ vỡ, ống tiền do trong ruột không có gì mới bảo toàn. Bởi vậy, người quân tử phẩm đức cao thượng, thà nguyện nằm ở địa vị không tranh, không giành, chứ không muốn đặt thân ở nơi có tranh có đoạt; cuộc sống thường ngày thà chịu thiếu một tí, chứ không yêu cầu quá đầy đủ.

Làm người phải biết rằng, có những việc không nên làm, sau đó mới có thể làm nên việc. Bạch Lý Hề là người nước Ngu, sau đó đến nước Tần làm khanh tướng, giúp Mục Công lập nên bá nghiệp. Bạch Lý Hề khi còn ở nước Ngu, người nước Tần dùng ngựa hay ngọc đẹp mua chuộc Ngu Công, mượn đường đánh nước Quắc. Đại thần nước Ngu đều đứng ra khuyên Ngu Công không nên nhận lời, riêng một mình Bạch Lý Hề không lên tiếng khuyên can, vì ông ta biết rằng Ngu Công sẽ không nghe bất cứ lời khuyên ngăn nào, khuyên cũng phí công vô ích. Ông ta không tử thủ ở nước Ngu, mà sang phò tá nước Tần, vì ông ta biết Ngu Công vô đạo, chắc chắn mất nước, còn Tần Mục Công mới là người có thể cùng hợp sức làm nên sự nghiệp. Ta cho rằng người giống như Bạch Lý Hề vậy mới là người thông minh chân chính.

Mạnh Tử (Chiến Quốc)

Bài 33: Châu sa vỡ vụn màu không đổi

Tử Liệt Tử bắn tên từng bắn trúng mục tiêu, đến thỉnh giáo Quan Doãn Tử về đạo lý bắn tên, Quan Doãn Tử hỏi ông ta vì sao bắn trúng mục tiêu, ông ta trả lời không biết. Quan Doãn Tử nói với ông ta: ‘Ngươi đã không biết vì sao bắn trúng mục tiêu, thì ta không thể đàm luận đạo lý bắn tên với ngươi’. Thế là Tử Liệt Tử trở về tiếp tục luyện bắn tên ròng rã ba năm, sau đó lại đi thỉnh giáo Quan Doãn Tử. Quan Doãn Tử hỏi ông ta hiện nay đã biết vì sao có thể bắn trúng mục tiêu chưa, ông ta trả lời biết rồi. Quan Doãn Tử căn dặn: ‘Đã biết rồi, ngươi phải giữ lấy nó, không được để mất nó’.

Không chỉ bắn tên mới cần hiểu rõ nguyên nhân bắn trúng và bắn không trúng mục tiêu, sự tồn vong của quốc gia, phẩm hạnh hiền đức và xấu xa của con người cũng đều có nguyên nhân. Thánh nhân không nên đi suy xét bản thân của tồn hoặc vong, hiền đức hoặc xấu xa.

Danh tiết của kẻ sĩ không dễ bị ô nhục, vì kẻ sĩ rất coi trọng danh tiết. Coi trọng danh tiết thì sẽ tôn quý nó hơn cả phú quý, lợi ích riêng sẽ không đủ để làm họ vui lòng. Người giống như vậy thì cho dù danh liệt thiên hạ, có ngàn vạn binh xa cũng không đủ làm lay chuyển tâm trí của họ.

Trí tuệ của con người sở dĩ có khác nhau, là vì có người biết nhìn xa trông rộng, có người tầm mắt thiển cận.

Sự liên quan giữa ngày nay và ngày xưa, sẽ giống như sự liên quan giữa ngày xưa với tương lai; sự liên quan giữa ngày nay với tương lai, cũng giống như sự liên quan giữa ngày nay với ngày xưa. Bởi vậy, hiểu rõ ngày nay thì có thể biết được ngày xưa, biết được ngày xưa cũng có thể biết được tương lai. Xưa nay trước sau là liền nhau một mạch.

Làm kẻ sĩ, đối mặt với chân lý không ngại gian nguy, đứng trước họa hoạn quên đi lợi ích riêng, xả thân vì nghĩa, coi trọng cái chết.

Đá có thể vỡ ra, nhưng không thể thay đổi tính cứng nhắc của nó; châu xa có thể nghiền vụn, nhưng không thể biến đổi màu đỏ son của nó. Cứng nhắc và màu đỏ son chính là bản tính và bản sắc vốn có của đá và châu sa.

Đọc sách xưa hẳn biết, các đại thần ngày xưa phò tá cho Tam Vương (ba đời vua : Vũ, Thanh và Văn Vương), thanh danh của họ không có ai không rạng ngời, lợi ích mà họ có được cũng không kém thua ai, vì công lao của họ rất lớn. Đại thần phò tá cho Tam Vương đều lập công cho nước nhà trước, sau đó mới hưởng lợi ích cá nhân. Đại thần phò tá cho những vị vua tầm thường, họ muốn có được thanh danh và thực lợi giống như đại thần của Tam Vương, nhưng thanh danh của họ không có ai không bị ô nhục, lợi ích của họ cũng không có ai không bị tổn hại, nguyên nhân chính là vì trong lòng họ không có nước nhà. Họ đều lo cho mình không được hiển quý ở trong nước, nhưng lại không lo vị vua của họ không hiển quý trong thiên hạ, đều lo nhà mình không được giàu có, lại không lo nước nhà không được giàu mạnh. Đây chính là nguyên nhân của việc vốn muốn vinh quang ngược lại càng bị sỉ nhục, vốn muốn an bình ngược lại ngày càng nguy hiểm.

Lã Bất Vi (Chiến Quốc)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét