22 thg 2, 2009

Bài 54; Bài 55 (Đạo xử thế)

Bài 54
Thành thực dễ được người chấp nhận

Lòng chân thành đến, vàng đá ắt vỡ.
Nơi lòng chân thành con người trút vào, vàng đá cứng sẽ vỡ ra. Ví như lấy lòng chân thành đối đầu với mọi người, thì sẽ hoá giải mọi hoài nghi, sẽ xoá bỏ mọi thành kiến.
Đối đãi mọi người với lòng thành khẩn và giữ chữ tín, cho dù người khác vẫn không tín nhiệm bạn cũng sẽ trở nên tín nhiệm bạn; đối đãi mọi người giả dối không giữ chữ tín, cho dù người khác vốn tín nhiệm bạn cũng sẽ trở nên không tín nhiệm bạn. Thành thật giữ tín là cái gốc của đối nhân xử thế, và đây cũng là một đức tính tốt.
Đối đãi người bằng lòng thành thật, quan hệ không thân cũng trở nên thân thiết; đối đãi với người bằng lòng giả dối, quan hệ thân thích cũng trở nên xa cách.
Chân thành đối đãi mọi người, tình nghĩa sẽ giữ mãi trong lòng người khác; con người giả dối, cuối cùng sẽ lộ rõ bản chất và bị mọi người khinh bỉ.
Đối đãi với mọi người với lời nói chân thực, hành động thực tế và tấm lòng thành thực thì không ai không tín phục.
Thẳng thắn nói ra ý kiến chân thực, căn cứ vào đạo nghĩa đề xuất kiến giải chính trực. Đối đãi chân thành là biện pháp tốt nhất nhằm xoá bỏ sự hiểu lầm, để hoá giải các mâu thuẫn.
Không có phương pháp đối nhân xử thế nào tốt hơn so với thành khẩn, thành thực dễ được chấp nhận. làm người, lời nói và suy nghĩ nên thống nhất với nhau.
Đối với người một lòng hai dạ, một người bạn cũng khó kiếm; đối với người một lòng một dạ, sẽ có nhiều bạn bè. Làm việc dối trá, sẽ đánh mất lòng tin và danh dự.

Trang Tử (Chiến Quốc)

Bài 55
Người tốt là thầy của người xấu,
người xấu là cái gương của người tốt.


Làm việc khéo, không để lại dấu vết; nói năng khéo, sẽ không mắc sai lầm; tính toán khéo, không cần dùng bài toán; đóng khép khéo, không cần dùng dây buộc cũng không thể tháo ra được. Cho nên, thánh nhân thường đi cứu giúp các chúng sinh, nên trên đời này không có người nào bị bỏ đi, ấy gọi là đại thông minh ở nội tại, đại trí tuệ ở sâu kín. Bởi thế mới nói: "Người tốt là thầy của người xấu, người xấu là cái gương cho người tốt". Nếu không tôn trọng thầy của mình, không yêu quý kẻ mình lấy làm gương, thì cho dù là người thông minh đến đâu cũng sớm trở thành kẻ đại mê. Đây quả thực là đạo lý rất tinh thâm ảo diệu.
Người làm thống soái giỏi, không dùng vũ lực; người tác chiến giỏi, không dễ nổi giận; người giỏi chiến thắng địch, không đối đầu trực diện với địch; người giỏi sử dụng nhân tài, biết khiêm tốn hạ mình. Đó gọi là phẩm đức không tranh với người, đó gọi là bản lĩnh sử dụng nhân tài, đó gọi là quy luật phù hợp với tự nhiên, đó gọi là chuẩn tắc tối cao của xưa nay.

Lão Tử (Xuân Thu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét